- 1 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 3 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 5 Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 về Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng do Tổng cục Hải quan ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1730/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: Công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật Goertek Vina.
(Địa chỉ: Lô N-1, KCN Quế Võ (Khu mở rộng), P. Nam Sơn, Tp. Bắc Ninh)
Trả lời công văn số 2503/GTK ngày 25/03/2022 của Công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật Goertek Vina (sau đây gọi tắt là Công ty) liên quan đến việc xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về việc xuất khẩu phế liệu:
- Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 56 Luật quản lý ngoại thương;
- Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ;
- Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính;
Căn cứ quy định tại các văn bản dẫn trên, trường hợp phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất của Công ty không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, danh mục hàng xuất khẩu phải có giấy phép chuyên ngành thì Công ty thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý, không phải xin giấy phép xuất khẩu.
2. Về việc sơ hủy phế liệu, phế phẩm:
Việc sơ hủy phế liệu, phế phẩm hay phun sơn lên hàng hóa là do Công ty tự quyết định và phế liệu, phế phẩm xuất khẩu phải đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.
Về loại hình tờ khai xuất khẩu, đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn tại Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để thực hiện.
3. Về mô tả và áp mã HS của hàng hóa:
Công ty kê khai trên tờ khai hải quan theo đúng thực tế hàng hóa khi xuất khẩu là nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và bổ sung cụm từ “hàng hư hỏng” sau tên hàng. Mã HS tương ứng với hàng hóa xuất khẩu tại thời điểm Công ty làm thủ tục hải quan và hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo không còn giá trị sử dụng ban đầu.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 9630/TCHQ-GSQL năm 2014 về nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu phế liệu, phế phẩm, phế thải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 6901/TCHQ-GSQL năm 2017 về thủ tục xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 5551/TCHQ-GSQL năm 2020 về tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải của hoạt động gia công do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 1862/TCHQ-GSQL năm 2022 về vận đơn làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành