BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17558/CVLB-BTC-BTP | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; định mức phân bổ chi thường xuyên cho cơ quan thi hành án đã được ưu tiên so với các cơ quan hành chính khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan thi hành án có thể kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ yêu cầu chính trị theo đề nghị của chính quyền địa phương. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành án thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao; Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Căn cứ khả năng, xem xét bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ thêm cho hoạt động của cơ quan thi hành án như: hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị làm việc, hỗ trợ hoạt động cưỡng chế thi hành án, các vụ án tồn đọng, án lớn, án điểm phức tạp kéo dài, kinh phí bồi dưỡng cán bộ công chức và hỗ trợ một số hoạt động khác của ngành.
Trên cơ sở nhu cầu cần thiết các nội dung nêu trên, Cơ quan thi hành án địa phương lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính địa phương tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ theo khả năng ngân sách địa phương. Việc sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ phải đảm bảo theo đúng mục đích; cơ quan tài chính địa phương tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương và cơ quan thi hành án địa phương tổng hợp quyết toán với cơ quan thi hành án cấp trên theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp trong điều hành, địa phương có tăng thu ngân sách địa phương thì Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (bao gồm cả số dự kiến hỗ trợ các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán cho cơ quan thi hành án trên địa bàn (nếu có) mà địa phương huy động để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương) và thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Riêng 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm tổng hợp số kinh phí đã thực hiện hỗ trợ thêm cho hoạt động của cơ quan thi hành án trên địa bàn gửi cơ quan tài chính cấp trên tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp khi xác định 50% tăng thu ngân sách địa phương để dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.
Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2684/VKSTC-V10 năm 2014 trả lời thỉnh thị trong việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Công văn 8811/BTC-HCSN năm 2013 hướng dẫn việc bảo đảm, hỗ trợ kinh phí hoạt động của các cấp Hội Luật gia ở địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 16588/CVLT-BTC-TANDTC hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan Tòa án nhân dân từ ngân sách địa phương do Bộ Tài chính - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Công văn 16588/CVLT-BTC-TANDTC hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan Tòa án nhân dân từ ngân sách địa phương do Bộ Tài chính - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Công văn 8811/BTC-HCSN năm 2013 hướng dẫn việc bảo đảm, hỗ trợ kinh phí hoạt động của các cấp Hội Luật gia ở địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 2684/VKSTC-V10 năm 2014 trả lời thỉnh thị trong việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành