BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1761/TCĐBVN-CQLĐBCT | Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Quản lý đường bộ IV
Sau khi xem xét Công văn số 892/CQLĐBIV-QLBT ngày 01/4/2015 của Cục Quản lý đường bộ IV về việc cắm mốc lộ giới trên tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) có ý kiến như sau:
1. Nội dung Công văn của Cục QLĐB IV không thể hiện cụ thể những vướng mắc và không đề xuất phương án giải quyết, cần rút kinh nghiệm.
2. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, Tổng cục ĐBVN đã kịp thời hướng dẫn Khu QLĐB VII (nay là Cục QLĐB IV) và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo các quy định mới (Công văn số 1876/TCĐBVN-VPĐCT ngày 08/5/2013, Công văn số 4964/TCĐBVN-VPĐCT ngày 05/11/2013).
3. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ
- Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
+ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là 20m (hai mươi mét);
+ Theo quy định tại Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là 17m (mười bảy mét); đất của đường bộ được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên 03 mét.
Như vậy, giới hạn hành lang an toàn đối với đường cao tốc ngoài đô thị theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP là như nhau.
- Đối với đường cao tốc trong đô thị:
+ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP, phạm vi hành lang an toàn của đường là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với đường cao tốc có đường bên; từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
Yêu cầu Cục QLĐB IV làm việc với Tổng công ty ĐTPT&QLDA HTGT Cửu Long (CIPM) và UBND cấp huyện quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND cấp tỉnh quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để xác định giới hạn hành lang an toàn đối với đường cao tốc trong đô thị.
4. Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống
- Theo các quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP chưa phân rõ giới hạn hành lang an toàn đối với cầu cạn.
- Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 15 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, giới hạn hành lang an toàn:
+ Đối với đường cao tốc ngoài đô thị: Là 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
+ Đối với đường cao tốc trong đô thị: Là không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn; là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên.
Yêu cầu Cục QLĐB IV làm việc với CIPM và UBND cấp huyện quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND cấp tỉnh quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để xác định giới hạn hành lang an toàn đối với cầu cạn. Nếu đã thực hiện cắm mốc lộ giới theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP mà phạm vi hành lang an toàn đường bộ lớn hơn quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP được địa phương chấp thuận thì đồng ý tiếp nhận, bàn giao. Trường hợp địa phương không chấp thuận thì yêu cầu CIPM thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
5. Giới hạn hành lang an toàn tại các vị trí khác thực hiện đúng theo Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
Yêu cầu Cục QLĐB IV khẩn trương triển khai thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2572/PMUTL-DA3 năm 2014 Ghi danh mục công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất phục vụ Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân–Cầu Giẽ theo hình thức BOT vào kế hoạch sử dụng đất của UBND Thành phố Hà Nội do Ban Quản lý dự án Thăng Long ban hành
- 2 Công văn 12920/BGTVT-KCHTGT năm 2013 về cắm mốc lộ giới và khai thác sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4 Công văn 4360/UBND-CN công bố đơn giá xác định vị trí, tọa độ, cắm cọc giải phóng mặt bằng, cắm mốc lộ giới đường bộ và tim tuyến công trình giao thông tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Chỉ thị 05/2005/CT-UB tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6 Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 1 Công văn 4360/UBND-CN công bố đơn giá xác định vị trí, tọa độ, cắm cọc giải phóng mặt bằng, cắm mốc lộ giới đường bộ và tim tuyến công trình giao thông tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Công văn 12920/BGTVT-KCHTGT năm 2013 về cắm mốc lộ giới và khai thác sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Chỉ thị 05/2005/CT-UB tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4 Công văn 2572/PMUTL-DA3 năm 2014 Ghi danh mục công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất phục vụ Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân–Cầu Giẽ theo hình thức BOT vào kế hoạch sử dụng đất của UBND Thành phố Hà Nội do Ban Quản lý dự án Thăng Long ban hành