BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1762/TCT-CS | Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm Entersoft
(Đ/c: 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0310688227)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1119/CV-ETS ngày 15/11/2019 của Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm Entersoft về hóa đơn điện tử. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Tại Điều 32 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 32. Lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Điều kiện lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn.
a) Về chủ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này:
Là doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
b) Về tài chính:
Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
c) Về nhân sự:
Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24 giờ trong ngày để duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
d) Về kỹ thuật:
Hệ thống thiết bị, kỹ thuật phải bảo đảm cung cấp dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng hóa đơn điện tử và bảo đảm kết nối an toàn với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, trừ thời gian bảo trì. Thời gian bảo trì không quá 2% tổng số giờ cung cấp dịch vụ trong một năm; có khả năng cung cấp dịch vụ thông qua các loại thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh của người sử dụng.
Bảo đảm năng lực, khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
Có các quy trình thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; bảo đảm có khả năng phục hồi dữ liệu kể từ thời điểm hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử gặp sự cố. Lưu trữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải được lưu giữ trên hệ thống và được truy cập trực tuyến. Nhật ký giao dịch điện tử phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán kể từ thời điểm thực hiện giao dịch thành công. Bảo đảm các thông tin lưu trữ trong nhật ký giao dịch được tra cứu trực tuyến trong thời gian lưu trữ.
Đáp ứng các yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu của Bộ Tài chính.
2. Tổng cục Thuế căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều này đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đủ các điều kiện.
3. Trình tự ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn
a) Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này gửi văn bản đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử kèm theo Đề án cung cấp dịch vụ trong đó thể hiện nội dung đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đến Tổng cục Thuế gửi bản giấy hoặc bản điện tử;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện kết nối thành công với Tổng cục Thuế, Tổng cục Thuế thực hiện ký kết hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.”
2. Tại Điều 23 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/09/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 23. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
b) Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
c) Về nhân sự:
- Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
d) Về kỹ thuật:
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
- Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10 Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu
2. Hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.”
Căn cứ quy định trên, để là đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm Entersoft thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ và Điều 23 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/09/2019 của Bộ Tài chính nêu trên.
Tổng cục Thuế có ý kiến Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm Entersoft được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1758/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 1760/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 1761/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 1162/TCT-DNL năm 2020 về hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn 617/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 481/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 7 Công văn 411/TCT-DNL năm 2020 về hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 8 Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- 1 Công văn 1761/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 1758/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 1760/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 1162/TCT-DNL năm 2020 về hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn 617/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 481/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành
- 7 Công văn 411/TCT-DNL năm 2020 về hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế ban hành