BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1864/BHXH-VP | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2017 |
Kính gửi: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội
Căn cứ Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015;
Căn cứ Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2017, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thông tin tuyên truyền điều 215 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trân trọng đề nghị các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1 Công văn 1863/BHXH-VP năm 2017 thông tin tuyên truyền về Bộ Luật Hình sự do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 3 Kế hoạch 2621/KH-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Kế hoạch 1880/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 5 Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6 Bộ luật hình sự 2015
- 1 Kế hoạch 2621/KH-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Kế hoạch 1880/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4 Công văn 1863/BHXH-VP năm 2017 thông tin tuyên truyền về Bộ Luật Hình sự do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành