Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/BXD-KHCN
V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các đơn vị trực thuộc Bộ
- Các Hội, Hiệp hội, đơn vị có liên quan

 

Căn cứ: Công văn số 1412/BTNMT-KH ngày 27/3/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Quy chế quản lý các nhiệm vụ, đề tài, dự án khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, sự nghiệp kinh tế do Bộ Xây dựng quản lý (ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BXD ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). Bộ Xây dựng hướng dẫn các đơn vị đề xuất nhiệm vụ, dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018 như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2016 và năm 2017, các kiến nghị, đề xuất

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2016 và năm 2017

- Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2016 và ước thực hiện năm 2017: nêu cụ thể danh mục các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện; số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2017.

- Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2017.

- Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

1.2. Kiến nghị và đề xuất

Qua việc thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2016 và năm 2017; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở mục 1 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và các kiến nghị, đề xuất khác.

II. Kế hoạch và dự toán các nhiệm vụ, dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018

2.1. Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng cơ chế chính sách và nâng cao năng lực phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường.

- Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Triển khai, thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ, ngành chủ trì thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như:

- Tiến hành rà soát toàn bộ các tác động đối với môi trường, các yêu cầu về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, các quy chuẩn áp dụng, chương trình giám sát môi trường của các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó tập trung rà soát các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; kiến nghị điều chỉnh nếu cần thiết. Trên cơ sở đó xác định các dự án cần ưu tiên quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình vận hành thử nghiệm.

- Tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh sách, giám sát các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng có khả năng xảy ra sự cố môi trường để phân loại theo các mức độ gây ô nhiễm, rủi ro đối với môi trường. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát phù hợp đối với từng nhóm đối tượng được phân chia theo danh mục mức độ ô nhiễm.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở sản xuất lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên diện rộng thông qua các Tổ công tác liên ngành, chương trình kiểm tra định kỳ, chế độ giám sát đặc biệt như quan trắc Online tự động liên tục và kết nối số liệu trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương cũng như địa phương, xây dựng hồ chỉ thị sinh học để kiểm chứng chất lượng nước thải sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý các cơ sở công ích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, khu dân cư tập trung.

2.2. Các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

- Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.

- Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia; hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.

- Quan trắc môi trường bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trong lĩnh vực quản lý.

- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.

III. Yêu cầu và tiến đ thực hiện

3.1. Yêu cầu

- Các dự án, nhiệm vụ (bao gồm cả hoạt động quan trắc môi trường, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị nhỏ lẻ, vật tư hóa chất để đảm bảo duy trì hoạt động quan trắc) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thuyết minh đề cương gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo cáo sử dụng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).

- Thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí các nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường phải tuân thủ các thủ tục, quy định nêu trong Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

3.2. Tiến độ xây dựng kế hoạch

- Đề nghị các đơn vị gửi danh mục đề xuất các nhiệm vụ, dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018 (theo mẫu phụ lục 1), biểu tổng hợp chung (theo phụ lục 2) và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án sự nghiệp môi trường năm 2016, ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2017 về Bộ Xây dựng (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) trước ngày 15/5/2017 để tổng hợp báo cáo, rà soát danh mục nhiệm vụ, dự án.

- Thuyết minh và dự toán chi tiết các nhiệm vụ, dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường, năm 2018 (theo mẫu phụ lục 3) đề nghị gửi về Bộ Xây dựng (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) trước ngày 30/5/2017 để tổ chức xét duyệt, xây dựng dự toán ngân sách năm 2018 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau thời hạn nêu trên, Bộ Xây dựng sẽ chuyển các đề xuất nhiệm vụ, thuyết minh và dự toán chi tiết nhiệm vụ 2018 nộp muộn sang năm 2019 để xét duyệt.

Bản mềm báo cáo, danh mục đề xuất các nhiệm vụ, dự án, thuyết minh và dự toán chi tiết gửi về địa chỉ: loibxd77@gmail.com.

* Công văn hướng dẫn và các Phụ lục được đăng tải trên website của Bộ Xây dựng: http://www.moc.gov.vn.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT. Phan Thị Mỹ Linh (để b/c);
- Vụ KHTC;
- Lưu: VT, Vụ KHCNMT.

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & MÔI TRƯỜNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Công Thịnh

 

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ, DỰ ÁN SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018

1. Tên nhiệm vụ, dự án:

2. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3. Các căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ (đề nghị nêu rõ căn cứ, tính cấp thiết về mặt khoa học, thực tiễn và khả năng ứng dụng ban hành văn bản quy phạm pháp luật):

4. Các nội dung chính và kết quả dự kiến:

5. Khả năng và địa chỉ ứng dụng:

6. Dự kiến hiệu quả mang lại:

7. Dự kiến thời gian thực hiện (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc)

8. Dự kiến kinh phí thực hiện:

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước:

- Kinh phí ngoài ngân sách nhà nước:

9. Thông tin khác

 

 

…, ngày... tháng... năm 20...
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT
(Họ, tên và chữ ký - đóng dấu đối với tổ chức)

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC ĐỀ XUẤT CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018
(Kèm theo công văn số     ngày     tháng      năm...)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Cơ sở pháp lý

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

Đơn vị:……………………………………..

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Công văn số …………., ngày ... tháng ... năm 2017 của …………..)

1. Tên nhiệm vụ, dự án, đề án:

2. Quản lý dự án:

- Cơ quan quản lý:

- Cơ quan chủ trì:

- Cơ quan phối hợp:

3. Thời gian thực hiện

4. Dự kiến kinh phí

5. Các căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện dự án

6. Mục tiêu của dự án

7. Phạm vi, quy mô của dự án

8. Địa điểm thực hiện dự án

9. Phương pháp thực hiện dự án

10. Nội dung thực hiện dự án

11. Tiến độ thực hiện dự án

12. Dự kiến kết quả sản phẩm, địa chỉ bàn giao sử dụng

13. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện dự án

 

 

Đơn vị đăng ký dự án
(Ký tên, đóng dấu)