BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/BTP-KTrVB | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: | - Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên toàn quốc theo Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và hiện nay là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL (thay thế Nghị định số 135).
Qua 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Tư pháp nhận thấy công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực như: Hệ thống bộ máy, tổ chức triển khai, thực hiện cũng như công tác xây dựng thể chế, bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ngày càng hoàn thiện; Việc tổ chức thực hiện đã đi vào nề nếp và dần đi vào chiều sâu. Qua đó góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính đồng bộ và thậm chí cả tính khả thi của văn bản QPPL cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh nghiệp, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Thành tựu đó phải kể đến sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự nỗ lực của các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác kiểm tra văn bản QPPL tại các Bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên, thời gian qua công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, tiêu biểu như: Thể chế về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của một số các Bộ, ngành, địa phương chưa được xây dựng đầy đủ, thậm chí, có địa phương không ban hành văn bản về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL mà chỉ áp dụng các quy định của cơ quan cấp trên; một số Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức trong việc bố trí biên chế, kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; nhiều Bộ, ngành và địa phương còn chưa chủ động trong việc triển khai hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, đặc biệt là công tác tự kiểm tra, dẫn đến còn nhiều văn bản trái pháp luật chưa được kiểm tra, phát hiện kịp thời; việc xử lý các văn bản QPPL trái pháp luật của các cơ quan, người ban hành văn bản còn chậm hoặc chưa đạt yêu cầu, nên các nội dung trái pháp luật này vẫn được áp dụng, dẫn đến tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, gây bức xúc trong xã hội; năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ, công chức, cộng tác viên làm công tác kiểm tra văn bản còn hạn chế nên kiểm tra văn bản vẫn chủ yếu tập trung vào thể thức và kỹ thuật trình bày mà chưa đi sâu vào nội dung văn bản; chưa chú trọng kiểm tra những văn bản thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội có nhiều bức xúc được dư luận quan tâm; công tác thống kê, báo cáo kết quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL về Bộ Tư pháp còn hạn chế.
Vì vậy, để sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế kể trên, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trong thời gian tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013: “Bộ Tư pháp, Ngành Tư pháp phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra văn bản QPPL” và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản QPPL có nội dung trái pháp luật, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội có nhiều bức xúc”, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, trong đó cần tập trung hơn nữa vào các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL;
2. Quan tâm hoàn thiện thể chế, bố trí biên chế, kinh phí, xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL;
3. Chỉ đạo tăng cường tự kiểm tra và kiểm tra các văn bản QPPL theo thẩm quyền, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội có nhiều bức xúc; xử lý triệt để, kịp thời những văn bản trái pháp luật đã tự kiểm tra, phát hiện hoặc đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo;
4. Chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, tổ chức phối hợp chặt chẽ với tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành; các Sở, ngành phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để thực hiện có hiệu quả công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo quy định của pháp luật;
5. Bố trí biên chế làm công tác pháp chế tại các Sở, ngành theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
6. Chỉ đạo thực hiện tốt việc thống kê số liệu về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; xây dựng Báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL tại Bộ, ngành, địa phương định kỳ theo quy định và gửi về Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
7. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thực hiện tốt chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL nói riêng và các chức năng, nhiệm vụ khác của Bộ, của Ngành Tư pháp nói chung.
Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ trên, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản QPPL trên toàn quốc.
Trân trọng cảm ơn!
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 9497/VPCP-PL năm 2015 báo cáo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của Bộ Tư pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 2727/VPCP-PL năm 2015 báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của Bộ Tư pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Báo cáo 4226/BC-BNN-PC năm 2013 về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 27/QĐ-BGTVT năm 2013 về Kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải năm 2013
- 5 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 6 Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9 Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 1 Quyết định 27/QĐ-BGTVT năm 2013 về Kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải năm 2013
- 2 Báo cáo 4226/BC-BNN-PC năm 2013 về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 2727/VPCP-PL năm 2015 báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của Bộ Tư pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 9497/VPCP-PL năm 2015 báo cáo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của Bộ Tư pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành