- 1 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT về Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Công văn 1170/BTTTT-CVT năm 2017 về tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch chuyển đổi mã vùng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Công văn 4474/BTTTT-CVT năm 2016 về thông tin, tuyên truyền chuyển đổi mã vùng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1942/BTTTT-CVT | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để đảm bảo công tác chuyển đổi mã vùng Giai đoạn 3 được triển khai thuận lợi, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng không tích cực có thể phát sinh đối với tổ chức, cá nhân có liên quan, tiếp theo công văn số 4474/BTTTT-CVT ngày 19/12/2016 và công văn số 1170/BTTTT-CVT ngày 07/4/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Quý Ủy ban nhân dân tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí, các Sở, Ngành, chính quyền cơ sở trên địa bàn tổ chức phổ biến, tuyên truyền về Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, trong đó chú trọng thông báo, hướng dẫn cho người sử dụng dịch vụ với các nội dung sau:
1. Lộ trình chuyển đổi mã vùng Giai đoạn 3:
- Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 17/6/2017;
- Thời gian quay số song song từ 00 giờ 00 phút ngày 17/6/2017 đến 23 giờ 59 phút ngày 16/7/2017;
- Thời gian duy trì âm thông báo từ 00 giờ 00 phút ngày 17/7/2017 đến 23 giờ 59 phút ngày 31/8/2017.
2. Thông báo hướng dẫn cho người sử dụng dịch vụ cách quay số khi thực hiện cuộc gọi với mã vùng mới như sau: “Xin thông báo, khi thực hiện cuộc gọi liên tỉnh hoặc từ mạng di động đến số thuê bao cố định tại các tỉnh, thành phố thay đổi mã vùng thì vẫn phải quay số “0” (số mào đầu quốc gia) trước mã vùng mới như cách quay số “0” trước mã vùng cũ trước đây.”
3. Tăng cường tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân về lợi ích và sự cần thiết của việc chuyển đổi mã vùng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền và công tác triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng.
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TÀI LIỆU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ KẾ HOẠCH ĐỔI MÃ VÙNG
1. Cơ sở pháp lý của Kế hoạch chuyển đổi mã vùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quy hoạch kho số viễn thông kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT ngày 22/12/2014. Theo đó, tại khoản 2 Điều 20 Quy hoạch kho số viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Viễn thông “Căn cứ Quy hoạch kho số viễn thông, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện”. Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là một bước trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông.
2. Sự cần thiết phải chuyển đổi mã vùng từ tháng 2/2017
Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại là một bước trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông đã được ban hành năm 2014. Một trong những mục tiêu cơ bản đặt ra đối với việc xây dựng và thực hiện quy hoạch kho số viễn thông là đáp ứng nhu cầu phát triển của thông tin di động tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn tới.
Thời gian qua, xu hướng Internet vạn vật (Internet of Things) đã được nói đến rất nhiều và dự báo đến năm 2050 có khoảng 50 tỷ kết nối di động. Chính vì vậy, việc triển khai Quy hoạch kho số viễn thông trong đó có nội dung chuyển đổi mã vùng bắt đầu từ tháng 2/2017 là để đáp ứng nhu cầu phát triển rất bức thiết này.
Với việc ban hành và triển khai Quy hoạch kho số viễn thông mới, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người và khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị cho phát triển Internet vạn vật. Dự kiến việc triển khai Quy hoạch này sẽ hoàn tất trong năm 2018. Chậm trễ triển khai quy hoạch kho số này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển nền kinh tế số, kìm hãm sự phát triển của giao thông thông minh, y tế thông minh, hệ thống điện lực thông minh...
Mục tiêu thứ hai đặt ra khi triển khai kế hoạch chuyển đổi mã vùng là để sau khi chuyển đổi sẽ có được một bảng mã vùng mới dễ nhớ và công bằng hơn với người sử dụng. Việc chia tách và sáp nhập tỉnh/thành phố trong những năm qua dẫn đến mã vùng của Việt Nam có độ dài không đồng nhất, có tỉnh có độ dài mã vùng là 1 chữ số, có tỉnh có độ dài mã vùng là 2 và thậm chí là 3 chữ số. Ví dụ trước đây tỉnh Vĩnh Phú có mã vùng là 21. Khi tách tỉnh thành 2 tỉnh thì Phú Thọ có mã vùng 210 và Vĩnh Phúc là 211.
Một mục tiêu nữa mà Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới khi thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là tạo điều kiện để chuyển các mã mạng di động cho các thuê bao di động 11 số hiện nay. Cụ thể, sau khi chuyển đổi mã vùng, sẽ dành ra được một số đầu số để sử dụng làm mã mạng di động và các thuê bao di động 11 số sẽ được chuyển sang mã mạng di động mới có độ dài đồng nhất là 10 chữ số. Nếu thực hiện chuyển đổi mã vùng chậm hơn hoặc kéo dài thời gian chuyển đổi mã vùng thì thực hiện chuyển đổi thuê bao di động 11 số về 10 số sẽ bị chậm lại. Như vậy, thêm nhiều người sử dụng số thuê bao 11 số sẽ chịu tác động thay đổi sau này.
Việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là việc các nước trên thế giới đều phải làm để đáp ứng nhu cầu sử dụng và sự phát triển liên tục của công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.
Ví dụ năm 1992 Hàn Quốc đã tăng độ dài số thuê bao tại Seoul từ 7 lên 8 chữ số bằng cách thêm số 2 phía trước. Đến năm 1999 toàn bộ số thuê bao cố định của Hàn Quốc (trừ Seoul) có độ dài 7 chữ số được kéo dài lên 8 chữ số bằng cách thêm số 2 phía trước. Sau đó đến năm 2000 thì toàn bộ mã vùng trừ Seoul có độ dài 3 chữ số đều đổi về 2 chữ số. Tại Trung Quốc năm 1995, mã vùng của Bắc Kinh thay đổi từ 1 thành 10, đến năm 1996 thì mở rộng độ dài số thuê bao cố định từ 7 thành 8 chữ số. Trong năm 2002, rất nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc đã tiến hành đổi mã vùng, đổi số thuê bao cố định...
Như vậy, việc chuyển đổi mã vùng điện thoại của chúng ta hiện nay là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế.
3. Đổi mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao điện thoại cố định
Việc chuyển đổi mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao điện thoại cố định, số thuê bao vẫn giữa nguyên như cũ. Ví dụ: số cố định tại Hà Nội là 23456789, sau khi chuyển đổi từ mã vùng cũ (4) về mã vùng mới (24) thì số cố định đó vẫn là 23456789. Nghĩa là, khi thực hiện cuộc gọi nội hạt (từ cố định đến cố định trong cùng một tỉnh, thành phố) sẽ không có gì thay đổi.
4. Lợi ích trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông
Triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông đã được ban hành năm 2014 sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài, cụ thể là:
Thứ nhất: Độ dài quay số khi gọi liên tỉnh hoặc gọi từ di động đến thuê bao cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số. Như vậy, người sử dụng dễ nhớ và ít bị nhầm lẫn hơn.
Thứ hai: Các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng (ví dụ: nhóm mã vùng 20x là các tỉnh Đông Bắc), mở ra cơ hội sau này dễ dàng giảm mã vùng trên toàn quốc từ 63 như hiện nay xuống còn khoảng 10 vùng. Khi đó, người dân được hưởng lợi vì các cuộc gọi trong cùng nhóm mã vùng sẽ chỉ phải trả cước nội hạt thay vì trả cước liên tỉnh như hiện nay.
Thứ ba: Sau khi thực hiện Kế hoạch, tất cả các mã vùng được đưa về đầu 2, sẽ thu lại được nhiều đầu mã để chuyển thuê bao di động 11 chữ số về 10 chữ số (các thuê bao này vẫn giữ nguyên số thuê bao, chỉ thay đổi mã mạng từ độ dài 3 chữ số về 2 chữ số). Điều này góp phần hạn chế SIM rác, tin nhắn rác mà chủ yếu xuất phát từ thuê bao di động 11 chữ số trong thời gian qua.
Thứ tư: Toàn bộ đầu mã 1x sẽ dùng cho thuê bao di động với phương thức giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị, có được hàng tỷ số phục vụ cho phát triển internet vạn vật lâu dài.
Thứ năm: Quy hoạch kho số viễn thông mới đảm bảo tài nguyên viễn thông được sử dụng hiệu quả, góp phần cho thị trường viễn thông phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để đem lại ngày càng nhiều lợi ích hơn cho người dân và xã hội.
5. Một số tác động của việc chuyển đổi mã vùng
Các cuộc gọi liên tỉnh, từ di động và từ quốc tế vào số cố định (các cuộc gọi có sử dụng mã vùng) sẽ chịu sự tác động của kế hoạch này. Với các cuộc gọi này, phải thay mã vùng cũ bằng mã vùng mới Ví dụ: nếu gọi từ di động vào số cố định tại Hà Nội là 23456789, trước khi đổi mã vùng ta quay số 04.23456789, thì sau khi đổi mã vùng ta quay số 024.23456789. Nghĩa là chỉ thay mã vùng cũ (4) bằng mã vùng mới (24) khi quay số.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông thì tổng lưu lượng của các cuộc gọi liên tỉnh, từ di động và từ quốc tế vào số cố định Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng lưu lượng viễn thông Việt Nam. Cần phải hiểu rõ đây là số lượng chịu tác động, không phải là 1,6% tổng lưu lượng viễn thông Việt Nam sẽ bị mất liên lạc khi chuyển đổi mã vùng. Trước và trong thời gian chuyển đổi mã vùng chúng ta thực hiện thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn... cả trong nước và quốc tế nên mọi người đều biết mã vùng được thay đổi như thế nào, vào thời gian nào. Vì vậy có thể nói rằng tác động tới các cuộc gọi là có, nhưng không nhiều, ảnh hưởng chủ yếu tập trung ở khối cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
Ngoài ra, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cũng chịu tác động là có thể phải làm lại các sản phẩm có gắn với mã vùng (ví dụ: card visit, bao bì, biển quảng cáo...), phải sửa đổi lại mã vùng cho các số đã lưu giữ trong điện thoại di động...tương tự như khi chúng ta tách hoặc sáp nhập tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tác động này cũng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì sự thay đổi này là cần thiết cho sự phát triển tất yếu sắp tới và mang lại lợi ích lâu dài cho đại đa số người dân. Quy hoạch kho số viễn thông quốc gia và Kế hoạch chuyển đổi mã vùng đã được nghiên cứu kỹ, trong thời gian dài, cố gắng hài hòa các lợi ích.
Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn người sử dụng dịch vụ viễn thông bị ảnh hưởng do đợt đổi mã vùng này hãy chia sẻ mục tiêu phát triển chung của thị trường viễn thông và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó là mục tiêu đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, đặc biệt trong bối cảnh Internet vạn vật chuẩn bị bùng nổ khi rất nhiều thiết bị sẽ được kết nối qua mạng di động 4G/5G như tủ lạnh; tivi; hệ thống chiếu sáng; ô tô; thiết bị y tế cá nhân; đồng hồ đo điện, nước...
6. Các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tác động
Để giảm thiểu tối đa việc mất liên lạc có thể xảy ra trong và sau quá trình chuyển đổi, kế hoạch chuyển đổi mã vùng được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành bám sát các kinh nghiệm tốt nhất của quốc tế cũng như các khuyến nghị của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) về chuyển đổi mã vùng. Theo đó, việc chuyển đổi được tiến hành đủ 4 bước:
(1) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, cơ quan quản lý viễn thông các nước, Liên minh Viễn thông Quốc tế trước thời điểm chuyển đổi tối thiểu 60 ngày. (Thực tế, thời gian thông báo trước thời điểm chuyển đổi dài hơn 60 ngày, ngắn nhất là gần 3 tháng đối với giai đoạn 1 và dài nhất là gần 7 tháng đối với giai đoạn 3. Ngoài ra, các thông báo, tờ rơi hướng dẫn chuyển đổi mã vùng... sẽ được các doanh nghiệp viễn thông sớm gửi đến tất cả các đối tượng chịu sự ảnh hưởng trong thời gian tới).
(2) Tiến hành các biện pháp kỹ thuật để quay số song song trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chuyển đổi. (Ví dụ: Trong thời gian này, người sử dụng quay số theo mã vùng cũ vào thuê bao tại TP. Hà Nội là 04.23456789 hoặc quay số theo mã vùng mới là 024.23456789 thì cuộc gọi đều thành công).
(3) Duy trì âm thông báo trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc việc quay số song song. (Trong thời gian này các cuộc gọi quay số theo mã vùng mới được tiến hành bình thường, các cuộc gọi quay số theo mã vùng cũ được định tuyến vào âm thông báo, bằng tiếng Việt và tiếng Anh đối với cuộc gọi trong nước, bằng tiếng Anh đối với cuộc gọi từ quốc tế).
(4) Kết thúc duy trì âm thông báo: Các cuộc gọi chỉ thực hiện thành công khi người sử dụng quay số theo mã vùng mới.
Thời gian thông báo trước theo khuyến nghị của quốc tế là tối thiểu 60 ngày. Trên thực tế, đối với nhóm 13 tỉnh, thành phố chuyển đổi đợt đầu, thời gian áp dụng để thông tin tuyên truyền là gần 3 tháng. Sau gần 3 tháng thực hiện thông tin tuyên truyền để người dân chuẩn bị, các doanh nghiệp viễn thông mới thực hiện chuyển đổi mã vùng bắt đầu từ ngày 11/2/2017.
Khi bắt đầu chuyển đổi mã vùng, trong tháng đầu tiên, các doanh nghiệp triển khai quay số song song, nghĩa là người dân gọi theo mã vùng cũ hay mã vùng mới thì cuộc gọi vẫn thực hiện được, thông tin liên lạc không bị gián đoạn. Sau một tháng thực hiện quay số song song, sẽ duy trì âm thông báo; nghĩa là nếu người dân gọi theo mã vùng mới, cuộc gọi diễn ra bình thường; nếu người dân chưa nhớ mã vùng mới, vẫn gọi theo mã vùng cũ thì họ sẽ nhận được âm thông báo cho biết mã vùng người đó gọi đã bị thay đổi, thông tin về mã vùng mới và đề nghị người dân gọi theo mã vùng mới.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch đổi mã vùng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khảo sát, đánh giá năng lực của các hệ thống. Sau đó thử nghiệm hệ thống trên thực tế, phối hợp cùng nhau thử nghiệm giải pháp quay số song song, âm thông báo. Khi các doanh nghiệp viễn thông báo cáo đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như sự phối hợp của các doanh nghiệp với nhau, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mới ký quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi mã vùng.
Để đảm bảo cho người dân nắm được đầy đủ thông tin cũng như hỗ trợ cho quá trình đổi mã vùng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông của Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền như: phát tờ rơi, cung cấp thông tin cho các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông về vấn đề chuyển đổi mã vùng.
Các doanh nghiệp viễn thông phải xây dựng kế hoạch tập huấn cho nhân viên giao dịch, các trung tâm hỏi đáp hỗ trợ khách hàng tập huấn cho nhân viên chuẩn bị các bộ câu hỏi trả lời sẵn để khi người dân hỏi là được hỗ trợ ngay. Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông cũng được yêu cầu cung cấp, hỗ trợ phần mềm giúp người dân có thể chuyển đổi mã vùng một cách nhanh chóng, chính xác trong danh bạ điện thoại của mình.
Ngoài ra, thời điểm chuyển đổi là vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật, tránh các ngày lễ, Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng... để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến các cuộc gọi.
Cũng lưu ý thêm là tùy vào tính chất, điều kiện... mà các tổ chức, cá nhân cân nhắc có cần làm lại ngay (một phần hoặc tất cả) các sản phẩm có gắn với mã vùng hay không vì khi đã được thông tin, tuyên truyền cả trong nước và quốc tế thì mọi người đã hiểu và biết cách liên lạc với địa chỉ mà họ cần liên lạc do số thuê bao không bị thay đổi.
Với cách làm nêu trên, tác động của việc chuyển đổi mã vùng được giảm thiểu rất nhiều.
7. Lộ trình của Kế hoạch chuyển đổi mã vùng
Để đảm bảo 100% các cuộc gọi được quay số song song ta không thể đổi tất cả mã vùng cùng một lúc vì khi đó sẽ xảy ra xung đột trong cuộc gọi (ví dụ: không thể chuyển đổi Sơn La - mã vùng cũ 22 và Hà Nam - mã vùng mới 226 cùng một đợt. Vì khi quay số đến 022 thì hệ thống tổng đài không xác định được cuộc gọi định tuyến đến Sơn La hay Hà Nam). Việc này được giải quyết bằng biện pháp tính toán rất kỹ lưỡng để nhóm các mã vùng nào có thể chuyển đổi trong cùng một giai đoạn vào với nhau. Kết quả tối ưu nhất là làm 3 giai đoạn, không thể ít hơn (Do đó, lộ trình chuyển đổi mã vùng được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều thực hiện đủ 4 bước nêu trên).
Để việc chuyển đổi được nhanh chóng và thuận lợi, công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện cho cả 3 giai đoạn ngay ở giai đoạn 1.
Lộ trình chi tiết cho từng giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn 1: chuyển đổi mã vùng của 13 tỉnh, thành phố là Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh:
- Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 11 tháng 2 năm 2017;
- Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 11 tháng 2 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 12 tháng 3 năm 2017;
- Thời gian bắt đầu duy trì âm thông báo vào 00 giờ 00 phút ngày 13 tháng 3 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Hiện nay Giai đoạn 1 của Kế hoạch chuyển đổi mã vùng đã được thực hiện.
b) Giai đoạn 2: chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng:
- Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017;
- Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 5 năm 2017;
- Thời gian bắt đầu duy trì âm thông báo vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 5 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 16 tháng 6 năm 2017.
c) Giai đoạn 3: chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp:
- Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2017;
- Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 16 tháng 7 năm 2017;
- Thời gian bắt đầu duy trì âm thông báo vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 7 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 31 tháng 8 năm 2017.
Mã vùng của 04 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang giữ nguyên. Kế hoạch chuyển đổi mã vùng kết thúc vào ngày 31/8/2017.
8. Kết quả của Kế hoạch chuyển đổi mã vùng
Toàn bộ mã vùng của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được chuyển đổi và đưa vào khai thác, sử dụng theo đúng Quy hoạch kho số viễn thông ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT ngày 22/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2016 và áp dụng đối với các doanh nghiệp viễn thông, các tổ chức, cá nhân có liên quan./.
- 1 Kế hoạch 4866/KH-BHXH năm 2019 về công tác thông tin, truyền thông năm 2020 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 2400/BTTTT-KHTC năm 2017 về triển khai nội dung, dự án thành phần về thông tin và truyền thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật viễn thông và Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
- 4 Công văn 1170/BTTTT-CVT năm 2017 về tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch chuyển đổi mã vùng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5 Công văn 424/VPCP-KSTT năm 2017 xử lý kiến nghị của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 4474/BTTTT-CVT năm 2016 về thông tin, tuyên truyền chuyển đổi mã vùng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2016 Kế hoạch chuyển đổi mã vùng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT về Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2016 Kế hoạch chuyển đổi mã vùng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Công văn 424/VPCP-KSTT năm 2017 xử lý kiến nghị của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật viễn thông và Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
- 4 Công văn 2400/BTTTT-KHTC năm 2017 về triển khai nội dung, dự án thành phần về thông tin và truyền thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5 Kế hoạch 4866/KH-BHXH năm 2019 về công tác thông tin, truyền thông năm 2020 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6 Kế hoạch 4217/KH-BHXH năm 2020 về công tác thông tin, truyền thông năm 2021 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành