Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1978/TCHQ-TXNK
V/v vướng mắc áp dụng thuế chống bán phá giá

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

 

Kính gửi: Bộ Công thương.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 0125/CV-ECO/2018 ngày 25/1/2018 của Bộ Công thương đề nghị không áp dụng thuế chống bán phá giá. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Công ty cổ phần Eco Việt Nam khai báo nhập khẩu mặt hàng “thép hợp kim silic dạng cuộn, được cán phẳng, có chiều rộng 600mm trở lên theo mã số: 7225.19.00. Theo kết quả kiểm định của cơ quan hải quan thì mặt hàng được xác định là: “Thép không hợp kim cán phng, chiều rộng trên 600mm, bề mặt phủ màng cách điện chứa các hợp chất của Mg, Al, Si,.. (không phải sơn, plastic), mã số 7210.90.10”.

Công ty cổ phần Eco Việt Nam không đồng ý với kết quả kiểm định của cơ quan hải quan và đề nghị tách mẫu lưu giám định tại Vinacotrol Hà Nội, có kết quả là: Về chiều dày lớp phủ mặt trên 1.0 μm, chiều dày lớp phủ mặt dưới 1.3 μm. Mẫu kiểm tra có lớp phủ trên bề mặt và thành phần lớp phủ không xác định được”.

Theo ý kiến của Công ty và thông tin của nhà sản xuất do Công ty cung cấp: “kết quả chng thư xác định có lớp phủ rất mỏng nhưng không xác định được thành phần lớp phủ, kết quả này là hoàn toàn chính xác và đúng như thông tin bên nhà sản xuất đã cung cấp: Lớp màng mỏng cách điện được hình thành từ bước công nghệ xử lý cơ nhiệt xảy trên bề mặt của chính bản thân vật liệu (làm tự biến đổi cấu trúc vật lý và thành phần hóa học của sản phẩm thép cán) mà không có thêm bất kỳ một kim loại hay hợp kim nào khác đưa vào và bao phủ lên bề mặt của sản phẩm thép trong quá trình sản xuất. Kết quả phân tích của Chi cục kiểm định 2 là khác so với kết quả phân tích của Vinacontrol Hà Nội. Việc mặt hàng bị phân loại vào mã số 7210.90.10 là không phù hợp do đây là tấm thép mỏng silic kỹ thuật điện cán nguội, mác thép 50W1300 với mục đích sử dụng duy nhất là để sản xuất lõi stator và rotor của động cơ điện”.

Theo trình bày của Công ty, Cục Phòng vệ thương mại cũng có công văn gửi Công ty Eco với nội dung: sản phẩm nhập khẩu của Công ty có những đặc điểm khác biệt với sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá về tính chất điện từ cơ bản.

Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính, Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính, theo kết quả phân tích của cơ quan hải quan, kết quả giám định của Vinacontrol và thông tin của nhà sản xuất thì mặt hàng thép không hợp kim, hàm lượng C dưới 0,6% tính theo trọng lượng, chiều dày không quá 1,5mm, có lớp phủ trên bề mặt thì thuộc thuộc nhóm 72.10, mã số 7210.90.10.

Để có cơ sở giải đáp vướng mắc cho Công ty cổ phần Eco Việt Nam, đề nghị Bộ Công thương: (i) Giải thích khái niệm “được phủ kim loại” nêu tại mục đặc tính kỹ thuật tại Thông báo kèm theo 1105/QĐ-BCT. Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương có ý kiến về nhận định của Doanh nghiệp “mặt hàng có lớp phủ mỏng nhưng lớp phủ này là lớp mảng mỏng cách điện được hình thành từ bước công nghệ xử lý cơ nhiệt xảy ra trên bề mặt của chính bản thân vật liệu (tự biến đổi) mà không có thêm bất kỳ một kim loại hay hợp kim nào đưa vào để bao phủ lên bề mặt nên không phải là lớp phủ kim loại theo quy định tại 1105/QĐ-BCT” là đúng hay sai; (ii) Mặt hàng có mã HS là 7210.90.10, bề mặt phủ màng cách điện chứa các hợp chất của Mg, Al, Si,...(không phải sơn và plastic) có được hiểu là lớp phủ kim loại thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo Quy định số 1105/QĐ-BCT; (iii) Mặt hàng có mục đích sử dụng là sản xuất lõi thép từ tính của động cơ điện có thuộc đối tượng áp dụng Quyết định số 1105/QĐ-BCT hay không.

Ý kiến xin nhận lại trước ngày 18/4/2018.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Bộ Công thương.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TXNK (3b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái