- 1 Luật quản lý thuế 2006
- 2 Quyết định 78/2007/QĐ-BTC về Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công điện 697/CĐ-TTg năm 2014 về đảm bảo an ninh trật tự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công điện 01/CĐ-BTC năm 2014 về đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và góp phần ổn định đời sống của người lao động do Bộ Tài chính điện
- 5 Chỉ thị 03/CT-BTC năm 2014 tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1999/TCT-VP | Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014 |
Kính gửi: | - Thủ trưởng các Vụ/Đơn vị |
Trong những năm qua, thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, hệ thống thuế đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế. Tuy nhiên, ở một số nơi hoặc tại một số thời điểm vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tạo dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của ngành như: Trả lời các vướng mắc, kiến nghị của người nộp thuế chưa kịp thời, thống nhất; công tác thanh tra, kiểm tra thuế chậm ban hành kết luận, thường kéo dài thời gian; hoàn thuế chưa kịp thời, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh; vẫn còn hiện tượng cán bộ thuế gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người nộp thuế, vi phạm kỷ luật, kỷ cương của ngành... Để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao trách nhiệm của công chức thuế trong thực thi công vụ, Tổng cục trưởng yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp khẩn trương thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Quán triệt Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường kỷ cương kỷ luật trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế đến tất cả cán bộ công chức trong toàn hệ thống thuế. Chỉ đạo các bộ phận chức năng rà soát, phân loại và triển khai xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc mà người nộp thuế có văn bản kiến nghị giải quyết. Từ nay trở đi, khi tiếp nhận văn bản đề nghị giải đáp, hỗ trợ của người nộp thuế, đơn vị có trách nhiệm giải quyết kịp thời đảm bảo theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật thuế liên quan. Trong thời gian tối đa theo quy định cụ thể tại Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 của Bộ Tài chính, cơ quan thuế nhận được yêu cầu giải đáp cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế phải có văn bản trả lời cho người nộp thuế. Trường hợp, nội dung vướng mắc chưa được quy định rõ hoặc chưa quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì phải báo cáo cơ quan thuế cấp trên và gửi cho người nộp thuế biết để thuận tiện liên hệ. Đơn vị nào có công chức không chấp hành nghiêm túc yêu cầu trên, cố tình nhũng nhiễu, gây khó khăn, kéo dài thời gian trả lời, giải đáp làm thiệt hại cho người nộp thuế và thất thu cho NSNN thì công chức được phân công trực tiếp thực hiện công việc đó và thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm theo quy định.
2. Thực hiện nghiêm túc, triệt để Thông báo số 131/TB-TCT ngày 20/5/2014 của Tổng cục Thuế, Công văn số 6624/BTC-CST ngày 21/5/2014 của Bộ Tài chính, Công điện số 01/CĐ-BTC ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần ổn định đời sống của người lao động trên địa bàn. Cục Thuế các địa phương nơi có doanh nghiệp bị thiệt hại phải cử cán bộ trực tiếp làm việc với từng doanh nghiệp bị tổn thất để nắm thông tin về tình hình thiệt hại, kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ. Đồng thời, hỗ trợ việc khôi phục, xác nhận, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp thuế, miễn giảm thuế của doanh nghiệp.
3. Chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ để người nộp thuế hiểu biết và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế; đồng thời giúp tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn quản lý biết rõ trình tự xử lý, trả lời các vướng mắc và giải quyết khiếu nại về thuế theo nội dung được phân cấp trả lời, xử lý, từ đó hạn chế văn bản đề nghị vượt cấp. Củng cố, kiện toàn bộ phận một cửa, đường dây nóng, bố trí cán bộ có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn làm việc trong bộ phận tiếp nhận và giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế. Thành lập các đoàn công tác để kiểm tra đột xuất việc thực thi công vụ của công chức thuế cũng như việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, trong đó có quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, kiểm tra việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn, tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
4. Thực hiện triệt để quy định của Tổng cục Thuế về phân cấp trách nhiệm cho các Vụ/Đơn vị, Cục Thuế, Chi cục Thuế trong việc hướng dẫn, trả lời các vướng mắc về chính sách thuế và quản lý thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế cấp dưới trên địa bàn quản lý. Cơ quan thuế cấp trên thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, vướng mắc của người nộp thuế và cơ quan thuế cấp dưới, đồng thời xem kết quả kiểm tra, giám sát là một trong các tiêu chí để đánh giá, xếp loại, bình xét thi đua đối với đơn vị cũng như cán bộ, công chức, viên chức thuế làm việc tại cơ quan thuế các cấp.
5. Xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí, đảm bảo trách nhiệm của công chức thuế trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, miễn, giảm, giãn, gia hạn nộp thuế, hoàn thuế; các quy định về thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế đảm bảo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật thuế liên quan và đảm bảo đúng các quy trình của Tổng cục Thuế. Nghiên cứu, triển khai kết nối mạng giữa cơ quan Thuế với cơ quan Tài nguyên môi trường, cơ quan công an để chia sẻ thông tin, dữ liệu về quản lý đất đai, quản lý các phương tiện giao thông trên địa bàn để tiến tới thu qua ngân hàng đối với các khoản thu ở những lĩnh vực này.
6. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công chức, viên chức tại cơ quan thuế các cấp nhằm nâng cao nhận thức chính trị và trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tiếp tục thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đẩy mạnh thực hiện “10 điều kỷ luật của ngành”, “Những tiêu chuẩn cần xây, những điều cần chống”, “tiêu chuẩn văn hóa công sở”. Đồng thời, chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm minh các sai phạm, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật nội ngành. Coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phẩm chất đạo đức của công chức, viên chức, ưu tiên đào tạo cán bộ làm việc tại các chức năng quản lý thuế cơ bản và bộ phận thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế.
7. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp cần tiếp tục phát huy vai trò của người đứng đầu, tăng cường hơn nữa công tác quản lý cán bộ, nhất là trong việc chấn chỉnh việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác. Thường xuyên rà soát quy chế làm việc, quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản tại đơn vị mình để kịp thời sửa đổi, bổ sung và bố trí phân công chức đảm bảo phù hợp, nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế và tăng cường trách nhiệm của công chức, viên chức thuế. Quan tâm và động viên kịp thời về đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ trong ngành. Thực hiện khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc những gương điển hình tiên tiến trong ngành. Thực hiện phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành, quyết tâm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ công tác thuế năm 2014 và những năm tiếp theo.
8. Tổ chức thực hiện
8.1. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp tổ chức quán triệt kịp thời nội dung văn bản này đến toàn thể công chức, viên chức của đơn vị để thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo. Bất kỳ một thông tin nào được người nộp thuế hoặc các cơ quan báo chí phản ánh về thái độ của cán bộ thuế khi tiếp nhận, xử lý giải quyết các hồ sơ, yêu cầu của người nộp thuế hoặc tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật sẽ được Tổng cục Thuế nghiêm túc xem xét, chỉ đạo xác minh làm rõ,
tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
8.2. Giao Văn phòng Tổng cục phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện văn bản này, định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng và Lãnh đạo Tổng cục theo quy định./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2268/TCT-TNCN năm 2014 về hồ sơ miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế bị mắc bệnh hiểm nghèo do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Chỉ thị 03/CT-BTC năm 2014 tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công điện 01/CĐ-BTC năm 2014 về đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và góp phần ổn định đời sống của người lao động do Bộ Tài chính điện
- 4 Công điện 697/CĐ-TTg năm 2014 về đảm bảo an ninh trật tự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 1710/TCT-CS năm 2014 về hoàn trả tiền thuế và tiền phạt cho người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 1571/TCT-KK năm 2014 về quản lý người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 7 Quyết định 78/2007/QĐ-BTC về Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Luật quản lý thuế 2006
- 1 Công văn 1571/TCT-KK năm 2014 về quản lý người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 1710/TCT-CS năm 2014 về hoàn trả tiền thuế và tiền phạt cho người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 2268/TCT-TNCN năm 2014 về hồ sơ miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế bị mắc bệnh hiểm nghèo do Tổng cục Thuế ban hành