BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2002/TĐC-QLCLHH | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009 |
Kính gửi: | - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02/6/2009 hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Trong quá trình triển khai công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng và đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) của hàng hóa xuất hiện một số tình huống cụ thể, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn xử lý như sau:
1. Đối với việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông:
1.1. Biện pháp xử lý trong trường hợp hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được quy định tại Khoản 4, Mục II Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN.
Tại Điểm 4.4. Khoản 4, Mục II, Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN quy định: “Trường hợp không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu thì trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, người bán hàng có thể đề nghị một tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện đánh giá chất lượng đối với hàng hóa còn tồn đó. Kết quả đánh giá sự phù hợp này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí đánh giá sự phù hợp do người bán hàng chi trả .”
Nếu người bán hàng không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu thì trong thời gian 02 ngày phải đề nghị một tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện đánh giá chất lượng đối với hàng hóa còn tồn đó. Trường hợp lô hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm không còn (đã bán hết hoặc có bằng chứng cho thấy lô hàng đã bị đánh tráo bằng lô hàng hóa khác) thì sử dụng mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra để đánh giá chất lượng đối với hàng hóa đó. Kết quả đánh giá sự phù hợp này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí đánh giá sự phù hợp do người bán hàng chi trả.
1.2. Việc thực hiện các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 4 Mục II Thông tư 16/2009/TT-BKHCN từ 4.1 đến 4.7.
Các biện pháp xử lý quy định tại Điểm 4.1 đến 4.7 không phải là tuần tự các bước xử lý, mà đây là các tình huống trong quá trình xử lý. Do vậy, cơ quan kiểm tra cần lưu ý trong quá trình thực hiện, có thể thực hiện kết hợp đồng thời một số biện pháp quy định từ Mục 4.1 đến 4.7 khi thấy cần thiết và hợp lý để đảm bảo việc xử lý được kịp thời và chính xác.
Tại Mục 4.5 quy định trường hợp hàng hóa có đầy đủ bằng chứng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được hiểu là kết quả đánh giá sự phù hợp rõ ràng, chính xác, đúng quy định, người bán hàng chấp thuận hoặc không thể khiếu nại hoặc hàng hóa mà trực quan nhận thấy hiển nhiên mất an toàn (ví dụ như thực phẩm ôi, thiu, mốc,…).
2. Đối với việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
2.1. Việc đánh giá sự phù hợp đối với các lô hàng điện, điện tử, thép xây dựng, đồ chơi trẻ em nhập khẩu được thực hiện như sau:
a) Đối với các hàng hóa điện, điện tử nhập khẩu thuộc danh Mục hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009, được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1879/BKHCN-TĐC ngày 03/8/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ và cụ thể trong Phụ lục 1 kèm theo Công văn này.
b) Đối với các hàng hóa là thép xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2458/BKHCN-TĐC ngày 30/9/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Công văn số 1455/TĐC-ĐGPH ngày 15/10/2009 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bao gồm 2 nhóm với 4 chủng loại thép quy định trong Danh Mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể trong Phụ lục 1 kèm theo Công văn này.
c) Đối với các lô hàng đồ chơi trẻ em nhập khẩu được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Các văn bản hướng dẫn nêu trên đã được gửi tới các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và đưa lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa chỉ www.tcvn.gov.vn.
2.2. Việc đăng ký kiểm tra: Cơ quan kiểm tra hướng dẫn người nhập khẩu đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN. Nếu hàng hóa nhập khẩu có trong một tờ khai hải quan, gồm nhiều loại có tên gọi như nhau, cơ quan kiểm tra sử dụng 1 bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và ra 01 Thông báo Kết quả kiểm tra, tương ứng (Có thể sử dụng bản danh Mục hàng hóa đính kèm bản đăng ký/thông báo).
Lưu ý không tách thành nhiều bộ hồ sơ đăng ký cho cùng một chủng loại hàng hóa tương tự trong cùng một chuyến hàng thuộc 01 tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2.3. Việc xác định đối tượng kiểm tra đối với một số loại hàng hóa trong nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn quan trọng và nội dung ghi nhãn được hướng dẫn chi tiết nêu trong Phụ lục 1 kèm theo Công văn này.
2.4. Việc xác định các hàng hóa là đối tượng không phải kiểm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN (như hàng hóa là vật tư thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư, hàng mẫu, hàng hóa vật tư thiết bị tạm nhập tái xuất).
Cơ quan kiểm tra yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các tài liệu chứng minh sự đáp ứng quy định này và có văn bản thông báo với nội dung hàng hóa không thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, gửi người nhập khẩu và cơ quan hải quan để làm các thủ tục thông quan theo quy định. Trong thông báo cần nêu rõ hàng hóa tuy không thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nhưng người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2.5. Đối với hàng hóa đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hoặc đăng ký đánh giá sự phù hợp tại các tổ chức được chỉ định nhưng qua xác định không thuộc danh Mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (hiện nay là Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3) gửi ý kiến bằng văn bản để cơ quan kiểm tra ra Thông báo cho người nhập khẩu và Cơ quan Hải quan biết, để doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hàng với hải quan cửa khẩu.
2.6. Tổ chức Đánh giá sự phù hợp khi đánh giá lô hàng nhập khẩu cùng tên hàng, cùng tiêu chuẩn áp dụng, cùng nhãn hiệu, của cùng một nhà sản xuất nhưng có nhiều model (kiểu loại) tương tự như nhau thì không phải đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các model, mà chỉ tập trung đánh giá sự phù hợp đối với các model có số lượng lớn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp có căn cứ cho thấy hàng hóa thuộc diện cảnh báo cần phải tăng cường kiểm tra, thử nghiệm.
2.7. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định cần lưu ý bảo đảm việc đánh giá sự phù hợp không chậm trễ, không gây ách tắc trong nhập khẩu do phải chờ đợi kết quả đánh giá sự phù hợp để ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng.
2.8. Từ ngày Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN có hiệu lực, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định chỉ cấp chứng chỉ chất lượng cho lô hàng nhập khẩu, không ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Đối với những lô hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra tại các Trung tâm Kỹ thuật trước ngày Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN có hiệu lực mà chưa ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, thì khi có kết quả đánh giá sự phù hợp, Trung tâm Kỹ thuật gửi chứng chỉ chất lượng của lô hàng hoặc kết quả đánh giá sự phù hợp và các thông tin kèm theo về lô hàng tới Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với xăng và nhiên liệu điêzen hoặc tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đối với các mặt hàng còn lại thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ) để Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu gửi Hải quan và người nhập khẩu.
2.9. Việc kiểm tra nhãn hàng hóa.
Việc kiểm tra nhãn hàng hóa nhập khẩu, do cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa thực hiện. Căn cứ kiểm tra theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản Luật, Pháp lệnh chuyên ngành liên quan.
a) Nếu hàng hóa có quy chuẩn kỹ thuật thì nhãn hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu quy định trong Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành tương ứng. Trường hợp nhãn hàng hóa không đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP hoặc quy chuẩn kỹ thuật thì kết luận hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn. Cơ quan kiểm tra yêu cầu người nhập khẩu bổ sung nội dung còn thiếu trong nhãn phụ.
b) Nếu hàng hóa chưa có quy chuẩn kỹ thuật, nhưng có tiêu chuẩn công bố áp dụng thì nhãn hàng hóa phải đáp ứng quy định trong Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và tiêu chuẩn công bố áp dụng quy định. Trường hợp nhãn hàng hóa không đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng thì kết luận hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn. Cơ quan kiểm tra yêu cầu người nhập khẩu bổ sung nội dung còn thiếu trong nhãn phụ.
c) Trường hợp cùng một nội dung ghi nhãn nhưng quy định trong Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng khác hoặc trái nhau thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra hình thức và nội dung của nhãn, nhãn phụ của hàng hóa thông qua mẫu nhãn (hoặc ảnh) do người nhập khẩu cung cấp teho quy định tại Khoản 4 Điều 6 và Khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN.
Trong quá trình đánh giá chất lượng hàng hóa, các Tổ chức Đánh giá sự phù hợp được chỉ định có trách nhiệm đánh giá việc ghi nhãn theo các yêu cầu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa tương ứng (nếu có) hoặc theo nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn tương ứng nêu trong Phụ lục 1 công văn này. Trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn theo quy định, Tổ chức Đánh giá sự phù hợp phải chuyển ngay kết quả đánh giá sự phù hợp không đáp ứng yêu cầu về nhãn để Cơ quan kiểm tra xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN.
2.10. Việc xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu có kết quả đánh giá sự phù hợp không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN. Cơ quan kiểm tra tham mưu, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên ra các văn bản cần thiết để thực hiện.
a) Trường hợp tái xuất hàng hóa thì yêu cầu người nhập khẩu thực hiện tái xuất và đề nghị Hải quan làm thủ tục tái xuất, cơ quan kiểm tra giám sát việc thực hiện;
b) Trường hợp tiêu hủy hàng hóa thì yêu cầu người nhập khẩu thực hiện tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ môi trường, cơ quan kiểm tra giám sát việc thực hiện;
c) Trường hợp cho phép tái chế hàng hóa thì yêu cầu người nhập khẩu thực hiện theo phương án tái chế khả thi đã báo cáo. Cơ quan kiểm tra thực hiện giám sát, kiểm tra chất lượng sau tái chế. Nếu kết quả kiểm tra chất lượng sau tái chế đạt yêu cầu thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên ra thông báo để Hải quan cho phép thông quan; Nếu không đạt thì xử lý tái xuất hoặc tiêu hủy theo các quy định hiện hành.
3. Về việc thu lệ phí cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
4. Về việc chỉ định bổ sung các tổ chức đánh giá sự phù hợp:
Căn cứ năng lực kỹ thuật của mình, nếu đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn nêu trong Phụ lục 1 kèm theo Công văn này và các chỉ tiêu chất lượng đối với các hàng hóa khác thuộc Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN, các tổ chức giám định và các phòng thử nghiệm, nghiên cứu để đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đăng ký chỉ định phòng thử nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 1283/TĐC-ĐGPH ngày 15/9/2009 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã gửi Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.
Đối với lĩnh vực điện, điện tử, Việt Nam đã thừa nhận 12 tổ chức đánh giá sự phù hợp của các nước trong khối ASEAN. Các cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu xem chi tiết tên tổ chức Đánh giá sự phù hợp và phạm vi thừa nhận trên www.tcvn.gov.vn. Kết quả Chương trình quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa điện – điện tử/thỏa thuận ASEAN EE MRA/Danh sách các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận theo thoả thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về điện – điện tử.
Trên đây là một số Điểm được làm rõ thêm trong triển khai thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng và đánh giá sự phù hợp của hàng hóa. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo để các cơ quan, đơn vị biết, thực hiện.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA MỘT SỐ HÀNG HÓA TRONG DANH MỤC NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mục | Tên hàng hóa (Theo Thông tư 01/2009/TT-BKHCN) | Xác định đối tượng HH phải kiểm tra | Căn cứ ĐGSPH | Các chỉ tiêu thử nghiệm/ đánh giá | Nội dung ghi nhãn |
4 | Các sản phẩm điện, điện tử |
| Các TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg |
| Nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP: 1. Tên hàng hóa; 2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 3. Xuất xứ hàng hóa; 4. Định lượng; 5. Tháng, năm sản xuất; 6. Thông số kỹ thuật (Công suất hoặc dòng điện vào danh định và điện áp, tần số). 7. Thông tin, cảnh báo an toàn; 8. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản. |
4.1 | Dây điện bọc nhựa có điện áp danh định đến và bằng 450V/750V | Là các loại cáp (dây điện) cứng hoặc mềm có lớp cách điện và vỏ bọc (nếu có) bằng nhựa PVC, được dùng trong các hệ thống điện có điện áp danh định không vượt quá 450V/750V xoay chiều | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Kết cấu, kích thước của lõi - Chiều dày cách điện và vỏ bảo vệ - Điện trở 1 chiều - Độ bền cao áp - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.2 | Dụng cụ đun nước nóng tức thời | Là các loại bình đun nhanh nước nóng để tắm dùng trong gia đình, được thiết kế để đun nước nóng đến nhiệt độ thấp hơn Điểm sôi của nước, có điện áp danh định không lớn hơn 250V | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.3 | Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng | Là các loại bình đun nước nóng để tắm dùng trong gia đình, được thiết kế để đun nước nóng đến nhiệt độ thấp hơn Điểm sôi của nước, có điện áp danh định không lớn hơn 250V | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.4 | Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác | Là máy sấy tóc hoặc dụng cụ chăm sóc tóc khác dùng trong gia đình có điện áp danh định không lớn hơn 250V, bao gồm các loại máy sấy tóc, lược uốn tóc, kẹp uốn tóc, lô uốn tóc có gia nhiệt tách rời, thiết bị gia nhiệt dùng cho dụng cụ uốn tóc tháo tời được và thiết bị tạo nếp tóc lâu dài | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.5 | Máy sấy khô tay | Là máy sấy khô (hơ khô) tay dùng trong gia đình và Mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.6 | Bàn là điện | Là các loại bàn là khô và bàn là hơi nước dùng điện, kể cả các bàn là có bình chứa nước hoặc bình tạo hơi nước riêng có dung tích không quá 5 lít dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.7 | Lò vi sóng | Là lò vi sóng (lò vi ba) dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.9 | Nồi cơm điện | Là nồi cơm điện tự động dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.10 | Ấm đun nước | Là Ấm đun nước sôi dung tích không quá 10 lít, dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.11 | Lò nướng điện và Vỉ nướng điện | Là lò nướng hay vỉ nướng để nướng bánh, quay thịt và nướng thịt dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.12 | Dụng cụ pha chè hoặc cà phê | Là các thiết bị dùng để pha cà phê hoặc pha chè (trà), dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250V. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
4.13 | Quạt điện | Là các loại quạt điện sử dụng trong gia đình và có Mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250V đối với thiết bị một pha và 480V đối với các quạt điện khác, bao gồm các loại quạt trần, quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường, quạt thông gió. | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Phát nóng - Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc. - Độ bền cơ học (đối với quạt trần) - Ghi nhãn | Theo quy định tại Mục 4 trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. |
6 | Đồ chơi trẻ em | Dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Hàm lượng các độc tố. - Ghi nhãn | Nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP 1. Tên hàng hóa; 2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 3. Xuất xứ hàng hóa; 4. Thành phần; 5. Thông số kỹ thuật 6. Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; 7. Hướng dẫn sử dụng; |
Mục | Thép xây dựng (Theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg của TT Chính phủ) |
| Các TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg |
| Nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP 1. Tên hàng hóa; 2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 3. Xuất xứ hàng hóa; 4. Định lượng; 5. Thông số kỹ thuật; 6. Tháng năm sản xuất; 7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản. |
3 | Thép tròn cán nóng và thép cốt bê tông cán nóng dùng trong xây dựng | - Là loại thép thanh tròn trơn dùng làm cốt bê tông - Là loại thép thanh vằn dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Kích thước cơ bản - Khối lượng theo chiều dài - Giới hạn bền kéo - Độ dãn dài - Ghi nhãn | Theo quy định đối với thép xây dựng trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng |
4 | Dây thép dự ứng lực làm cốt bê tông | - Là loại dây thép tròn độ bền cao, kéo nguội, có bề mặt trơn, có vế ấn vằn hay lượn sóng, được đóng gói theo dạng cuộn hay cắt thành đoạn. - Là Thép thanh tròn độ bền cao, bề mặt của thanh có thể là trơn hoặc vằn, được đóng gói theo dạng thẳng | TCVN tương ứng quy định trong quyết định 50/2006/QĐ-TTg | - Đường kính ngoài - Giới hạn chảy - Giới hạn bền kéo - Ghi nhãn | Theo quy định đối với thép xây dựng trên đây và quy định trong tiêu chuẩn tương ứng |
- 1 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
- 2 Công văn 11928/BTC-HCSN năm 2014 về Quy hoạch mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp giai đoạn đến năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 56/QĐ-QLCL năm 2013 giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành
- 4 Thông tư 231/2009/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 1488/TĐC-ĐGPH về việc hướng dẫn kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em nhập khẩu do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành
- 6 Công văn 1455/TĐC-ĐGPH hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành
- 7 Công văn 1283/TĐC-ĐGPH về hướng dẫn đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đăng ký chỉ định phòng thí nghiệm do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành
- 8 Công văn số 1879/BKHCN-TĐC về thực hiện thống nhất các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Thông tư 17/2009/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10 Thông tư 16/2009/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11 Thông tư 01/2009/TT-BKHCN quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12 Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 13 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 14 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 15 Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 56/QĐ-QLCL năm 2013 giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành
- 2 Công văn 11928/BTC-HCSN năm 2014 về Quy hoạch mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp giai đoạn đến năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp