BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20542/QLD-KD | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 |
Kính gửi: Tòa án nhân dân tối cao
Trong thời gian vừa qua, một số báo, đài có đưa tin về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 và Công văn số 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 của Tòa án nhân dân tối cao trong việc xác định hàm lượng chất ma túy, về vấn đề này, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:
1. Cục Quản lý Dược là cơ quan thường xuyên phối hợp với các cơ quan ban ngành để tăng cường kiểm soát các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
2. Ngày 24/12/2007, Liên ngành Trung ương Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong đó tại tiểu mục 1.4 phần I quy định: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất”.
Các chất ma túy cần được xác định và phân loại khác nhau vì trong Danh mục các chất ma túy do Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế cũng như Danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 bao gồm nhiều loại chất ma túy khác nhau, mỗi loại có cấu tạo, thành phần, mục đích sử dụng khác nhau từ đó có các biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp cũng như xử lý theo các mức độ khác nhau, ví dụ: Điều 194 Bộ luật Hình sự quy định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong một khung hình phạt: Heroin hoặc Cocain có trọng lượng từ 5gam đến dưới 30gam nhưng các chất ma túy khác ở thể rắn khác có trọng lượng từ 20mg đến dưới 100mg…
Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử không chỉ thực hiện các quy định pháp luật mà còn phải đảm bảo sự khách quan, công bằng, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, tránh xét xử oan, sai. Việc giám định hàm lượng có thể khó khăn, có thể kéo dài thời gian giải quyết các vụ án nhưng việc xét xử sẽ đúng người đúng tội.
Trên đây là một số ý kiến của Cục Quản lý Dược để Quý cơ quan tham khảo.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 60/2020/NĐ-CP sửa đổi Danh mục các chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất
- 2 Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất
- 3 Công văn 1504/BNN-KTHT về tăng cường công tác chỉ đạo xóa bỏ cây có chứa chất ma túy năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Nghị định 126/2015/NĐ-CP sửa đổi Danh mục các chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP về các danh mục chất ma túy và tiền chất
- 5 Công văn số 234/TANDTC-HS năm 2014 về xác định hàm lượng chất ma túy do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6 Nghị định 82/2013/NĐ-CP về danh mục chất ma túy và tiền chất
- 7 Công văn 9041/VPCP-KGVX về đề án nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và cai nghiện ma túy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 2005/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình kiểm soát, bắt giữ, xử lý vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy của lực lượng Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 9 Quyết định 96/2008/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 11 Bộ Luật Hình sự 1999
- 1 Quyết định 96/2008/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 3837/BNN-KTHT về tăng cường kiểm tra, xóa bỏ diện tích tái trồng cây chứa chất ma túy niên vụ 2011-2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 9041/VPCP-KGVX về đề án nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và cai nghiện ma túy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 2005/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình kiểm soát, bắt giữ, xử lý vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy của lực lượng Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Nghị định 126/2015/NĐ-CP sửa đổi Danh mục các chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP về các danh mục chất ma túy và tiền chất
- 6 Công văn 1504/BNN-KTHT về tăng cường công tác chỉ đạo xóa bỏ cây có chứa chất ma túy năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất
- 8 Nghị định 60/2020/NĐ-CP sửa đổi Danh mục các chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất