BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2161/LĐTBXH-BTXH | Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Phúc đáp công văn số 480/UBND-KTN ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc lấy ý kiến góp ý Đề án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững của 02 huyện huyện Bình Gia và Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) giai đoạn 2013-2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Nhận xét chung
a. Đề án của 02 huyện đã được xây dựng tương đối chi tiết, bám sát theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/03/2013:
+ Nội dung Đề án đã thể hiện tương đối đầy đủ về các yếu tố như: tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, nhân lực, tiềm năng và thế mạnh của huyện;
+ Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân đói nghèo trên địa bàn huyện trong những năm gần đây;
+ Đánh giá được tương đối chi tiết về thực trạng cơ sở hạ tầng hiện có của huyện, từ đó đưa ra danh mục các công trình thiết yếu cần đầu tư trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2013-2017 từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương theo Quyết định 293/QĐ-TTg;
+ Mục tiêu, định hướng, cách thức tổ chức thực hiện Đề án đã được xây dựng cụ thể cho cả giai đoạn thực hiện 2013-2017. Đề án cũng đã đưa ra được các phương án phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với từng phòng, ban chuyên môn và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện trong quá trình tổ chức thực hiện.
b. Tuy nhiên, trong Đề án của 02 huyện vẫn còn một số hạn chế như:
+ Thiếu thông tin về cơ cấu dân số theo dân tộc và chưa đánh giá được tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số và tương quan giữa tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đối với tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện;
+ Đề án của huyện Bình Gia chưa đánh giá được kết quả thực hiện các chương trình, dự án và một số chính sách đầu tư xóa đói giảm nghèo cụ thể đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện;
+ Nội dung các Đề án còn nặng nề về những khó khăn của địa phương, các giải pháp chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của Trung ương, chưa đưa ra được giải pháp tổ chức lồng ghép nguồn lực từ các chính sách, chương trình khác và giải pháp huy động nguồn lực trên địa bàn huyện.
2. Một số góp ý cụ thể
2.1. Về căn cứ pháp lý xây dựng Đề án:
Đề nghị bổ sung thêm một số nội dung sau vào cơ sở để xây dựng Đề án:
+ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
+ Công văn số 574/LĐTBXH-BTXH ngày 27/02/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng Đề án thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Quyết định số 293/QĐ-TTg.
2.2. Về mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo và tăng mức thu nhập bình quân
Đến cuối năm 2012, huyện Bình Gia có 6.623 hộ nghèo/12.347 hộ dân (tỷ lệ hộ nghèo 53,64%), thu nhập bình quân đầu người là 11,31 triệu đồng/người/năm; huyện Đình Lập có 2.880 hộ nghèo/6.514 hộ dân (tỷ lệ hộ nghèo 44,21%), thu nhập bình quân đầu người là 9,0 triệu đồng/người/năm. Như vậy, huyện Bình Gia có tương quan giữa số hộ dân và số hộ nghèo đều gấp đôi so với huyện Đình Lập. Tuy nhiên, cùng mục tiêu chung là giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,5%/năm trong cả giai đoạn 2013-2017, mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người của huyện Bình Gia là khá cao so với huyện Đình Lập năm 2015 đạt mức 19,8 triệu đồng/người/năm (huyện Đình Lập là 15 triệu đồng/người/năm) và đến năm 2017 đạt mức 31 triệu đồng/người/năm (huyện Đình Lập là 22 triệu đồng/người/năm). Do đó, đề nghị 02 huyện xem xét, đánh giá lại mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng mức thu nhập bình quân trên địa bàn cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng đưa ra mục tiêu quá cao, không có tính khả thi.
2.3. Về nội dung hỗ trợ:
Trong bối cảnh nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và khả năng huy động tại chỗ còn hạn hẹp, đề nghị các huyện cần xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, đầu tư trước đối với những công trình quy mô nhỏ ở cấp xã và dưới xã (như thủy lợi nhỏ, đường giao thông tới thôn, bản, nước sinh hoạt...) phục vụ lợi ích trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện được mục tiêu giảm nghèo đề ra.
Đề nghị 02 huyện duyệt lại danh mục các công trình theo hướng đầu tư tập trung, hiệu quả và có độ bao phủ lớn đối với đời sống của người dân trên 1 địa bàn. Theo Đề án, huyện Bình Gia đưa ra danh mục 31 công trình, huyện Đình Lập đưa ra danh mục 58 công trình đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương theo Quyết định 293/QĐ-TTg, việc đưa ra số lượng các công trình nhiều như vậy dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả.
Danh mục các công trình đầu tư thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1845/BKHĐT-KTĐP<, do đó công trình "Dự án xây dựng trụ sở khối đoàn thể xã Lâm Ca" theo Đề án của huyện Đình Lập là không đúng quy định, do đó đề nghị huyện Đình Lập xem xét đưa công trình trên ra khỏi Đề án.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu, tổng hợp vả chỉ đạo Ủy ban nhân dân 02 huyện Bình Gia và Đình Lập nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện để Đề án sớm được phê duyệt./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3498/LĐTBXH-GN năm 2013 tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 5971/BGTVT-KHĐT năm 2013 tham gia ý kiến cho Đề án phát triển kinh tế-xã hội nhằm giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia và Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 5004/VPCP-KGVX năm 2013 góp ý Đề án giảm nghèo bền vững của 02 huyện Bình Gia và Đình Lập do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 551/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 1845/BKHĐT-KTĐPLT năm 2013 về xây dựng Đề án phát triển kinh tế-xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017 do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6 Công văn 574/LĐTBXH-BTXH năm 2013 hướng dẫn xây dựng Đề án thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Quyết định 293/QĐ-TTg do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Quyết định 293/QĐ-TTg năm 2013 hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 3498/LĐTBXH-GN năm 2013 tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 5004/VPCP-KGVX năm 2013 góp ý Đề án giảm nghèo bền vững của 02 huyện Bình Gia và Đình Lập do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 5971/BGTVT-KHĐT năm 2013 tham gia ý kiến cho Đề án phát triển kinh tế-xã hội nhằm giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia và Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017 do Bộ Giao thông vận tải ban hành