THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2176/TTCP-C.IV | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2011 |
Kinh gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2005, Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN; Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ ban hành quy chế làm việc của Chính phủ;
Tổng thanh tra Chính phủ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty 91 (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ về công tác PCTN như sau:
I. CÁC LOẠI BÁO CÁO CÔNG TÁC PCTN
1. Báo cáo định kỳ
1.1. Các loại báo cáo, thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo tháng:
Báo cáo công tác PCTN trong kỳ từ ngày 16 tháng trước đến ngày 15 của tháng báo cáo. Báo cáo đủ 12 tháng trong năm. Gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng báo cáo.
- Báo cáo quý I:
Báo cáo công tác PCTN trong kỳ từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 3. Gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 tháng 3.
- Báo cáo 6 tháng:
Báo cáo công tác PCTN trong kỳ từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 6. Gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 tháng 6.
- Báo cáo 9 tháng:
Báo cáo công tác PCTN trong kỳ từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 9. Gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 tháng 9.
- Báo cáo năm:
Báo cáo công tác PCTN trong kỳ từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo. Gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 25 tháng 12.
- Báo cáo công tác PCTN phục vụ các kỳ họp Quốc hội:
Thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội, hướng dẫn của Văn phòng Quốc hội, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ.
1.2. Nội dung báo cáo định kỳ:
- Đối với báo cáo tháng: Báo cáo theo mẫu tại Phụ lục số 01.
- Đối với báo cáo quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm: Báo cáo theo đề cương tại Phụ lục số 02 và thống kê số liệu theo Phụ lục số 03.
2. Báo cáo chuyên đề, báo cáo khác
- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước hoặc yêu cầu của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Thanh tra Chính phủ hoặc các bộ, ngành, cơ quan khác được giao nhiệm vụ hướng dẫn việc báo cáo.
- Các báo cáo khác do bộ, ngành, địa phương chủ động báo cáo.
3. Cơ quan tham mưu chuẩn bị báo cáo định kỳ về công tác PCTN
Thanh tra bộ, ngành, địa phương là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp chuẩn bị báo cáo định về công tác PCTN. Các cơ quan không có tổ chức Thanh tra nhà nước thì chủ động phân công cơ quan, đơn vị trực thuộc tham mưu chuẩn bị báo cáo.
II. HÌNH THỨC GỬI BÁO CÁO, NƠI NHẬN BÁO CÁO
1. Hình thức gửi báo cáo
Báo cáo được gửi bằng văn bản hành chính hoặc dữ liệu điện tử (bản quét, có số hiệu văn bản, chữ ký, dấu) hoặc gửi qua đường fax. Các báo cáo mật thì gửi theo quy định đối với tài liệu mật.
2. Nơi nhận báo cáo
Báo cáo gửi về Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo và xét thấy cần báo cáo.
Địa chỉ nhận báo cáo của Thanh tra Chính phủ như sau:
- Thanh tra Chính phủ: Lô D29, Khu đô thị mới Yên Hoà, đường Trần Thái Tông, phường Yên Hoà, quận Cậu Giấy, thành phố Hà Nội;
- Fax: 080.48832
- Hộp thư điện tử: cucchongthamnhung@thanhtra.gov.vn
Thanh tra Chính phủ trân trọng đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện hướng dẫn nêu trên kể từ 01/10/2011. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Thanh tra Chính phủ (qua Cục Chống tham nhũng) để được giải dáp./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG THANH TRA |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|