BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2187/BKHCN-TĐC | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2020 |
Kính gửi: | - Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (Nghị định số 42/2020/NĐ-CP) và Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sất (Nghị định số 65/2018/NĐ-CP).
Tại điểm c khoản 2 Điều 39 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP, Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thực hiện việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất thuộc loại 5, loại 8. Để triển khai hoạt động cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định pháp luật và giảm thiểu các tồn tại trong việc xử lý thẩm quyền cấp phép, Bộ KH&CN đề nghị Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Giáo dục, KH&CN tỉnh Bạc Liêu (sau đây viết tắt là Sở KH&CN) một số nội dung như sau:
2. Tổ chức xem xét tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP (đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 5, loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa), theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP (đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 trên đường sắt); hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Cụ thể:
a) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa: cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
b) Đối với trường hợp hồ sơ nộp qua dịch vụ bưu chính: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp, tổ chức, cá nhân không thể bổ sung được hồ sơ theo quy định, cần thông báo bằng văn bản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện như điểm a Mục 3 Công văn này để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xử lý như sau:
a) Lập bản sao điện tử công văn (theo mẫu gửi kèm theo Công văn này) kèm theo Giấy đề nghị cấp/cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân và gửi vào hộp thư điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) tại địa chỉ email: vuhchq@tcvn.gov.vn hoặc vptdc@tcvn.gov.vn; đồng thời Fax: 024.37911595/024.37911636;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Giấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 (được xử lý qua bản sao điện tử công văn gửi qua địa chỉ email và bản Fax) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở KH&CN số hóa toàn bộ hồ sơ của tổ chức, cá nhân, gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để lưu giữ hồ sơ theo quy định pháp luật. Sở KH&CN lưu giữ hồ sơ bản chính do tổ chức, cá nhân nộp và bảo đảm về tính toàn vẹn của hồ sơ này.
5. Một số nội dung hướng dẫn khác
a) Với thành phần hồ sơ “Bản sao hoặc bản chính biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP
Đối với trường hợp, tổ chức cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có khối lượng hàng hóa nguy hiểm (thuộc danh mục phải lập biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất) tồn trữ trên phương tiện vận chuyển (khối lượng hàng hóa nguy hiểm thuộc danh mục phải lập biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất có trên phương tiện) vượt ngưỡng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, thì doanh nghiệp xây dựng biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển theo quy định pháp luật về hóa chất.
b) Với thành phần hồ sơ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP
Theo quy định pháp luật về hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo hóa chất với Bộ Công Thương; tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất khai báo hóa chất với cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, khi xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với hóa chất sản xuất, nhập khẩu, nếu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép có thành phần hồ sơ là “Thông tin phản hồi khai báo hóa chất của cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Công Thương)" hoặc “Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (của Bộ Công Thương)” thì hồ sơ này đã đáp ứng cho thành phần hồ sơ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.
c) Việc xử lý sự cố khi xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP và Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ theo địa chỉ sau để được hướng dẫn:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Số 8 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.37911635 - Fax: 024.37911595/37911636
Email: vuhchq@tcvn.gov.vn; vptdc@tcvn.gov.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn để các Sở KH&CN địa phương biết, tổ chức thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU CÔNG VĂN XEM XÉT TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LOẠI 5, LOẠI 8 THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ KH&CN
(Ban hành kèm theo Công văn số 2187/BKHCN-TĐC ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../CV-.... | ……, ngày.... tháng …..năm 20.... |
Kính gửi: | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
.....(tên cơ quan xem xét hồ sơ).... đã nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại (loại 5, loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP/bằng phương tiện giao thông cơ giới đường sắt theo quy định Nghị định số 65/2018/NĐ-CP[1] của .... (ghi tên của tổ chức, cá nhân).
……… (tên cơ quan xem xét hồ sơ) ….. đã xem xét tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, cụ thể:
STT | Thành phần hồ sơ | Đầy đủ[2] | Không đầy đủ[3] |
I | Theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP |
|
|
1 | Giấy đề nghị cấp Giấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này |
|
|
2 | Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa) |
|
|
3 | Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến) |
|
|
4 | Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến) |
|
|
5 | Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm |
|
|
6 | Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hàng nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. |
|
|
II | Theo quy định tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP |
|
|
1 | Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này |
|
|
2 | Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng nguy hiểm |
|
|
3 | Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này |
|
|
4 | Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt |
|
|
5 | Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm |
|
|
6 | Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. |
|
|
….. (tên cơ quan xem xét hồ sơ)….. gửi kèm theo Giấy đề nghị cấp/cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.... (loại 5, loại 8) của tổ chức, cá nhân và kiến nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại.... (loại 5, loại 8)/có công văn trả lời cho tổ chức, cá nhân.
| ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN |
[1] Hồ sơ đề nghị cấp loại nào, cho phương tiện nào thì ghi theo loại, phương tiện đó (ví dụ: Đề nghị cấp loại 5 hoặc cả loại 5, loại 8; cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ/đường thủy/đường sắt/ đường bộ, đường thủy/đường thủy, đường sắt/đường bộ, đường sắt/đường bộ, đường thủy, đường sắt).
[2] Đề nghị đánh dấu "X" vào các ô tương ứng (nếu trong hồ sơ nộp có).
[3] Đề nghị đánh dấu "X" vào các ô tương ứng (nếu trong hồ sơ nộp không có).
- 1 Thông tư 09/2018/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BKHCN quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất ôxy hóa, hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Bộ Công thương ban hành
- 3 Thông tư 48/2020/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm do Bộ Công thương ban hành