- 1 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 2 Thông tư 06/2018/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 3 Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 2942/QĐ-BCT năm 2019 áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/PVTM-P1 | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty TNHH America Indochina Management Vietnam
Ngày 18 và 25 tháng 12 năm 2019, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được các công văn số AIM191203/AD05 và công văn số AIM191204/AD05 từ Công ty TNHH America Indochina Management Vietnam (Công ty AIM) đề nghị xem lại đề nghị miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu của Công ty. Liên quan đến vấn đề này, Cục PVTM có ý kiến như sau:
1. Về đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM
Sản phẩm đề nghị miễn trừ của Công ty AIM là thanh nhôm U hợp kim dạng rỗng được ép đùn, được sơn tĩnh điện dập nổi màu gỗ tuyết tùng. Sau khi tham khảo ý kiến của Hiệp hội nhôm và sản phẩm mẫu được cung cấp, Cục PVTM nhận thấy đây là hàng hóa thuộc đối tượng điều tra trong vụ việc AD05 và thuộc phạm vi áp dụng của Quyết định 2942/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bằng nhôm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại và Điều 13 của Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, quy định về các tiêu chí xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, sản phẩm đề nghị miễn trừ của Công ty AIM thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp PVTM và giá bán tại thị trường Việt Nam của hàng hóa đề nghị miễn trừ không phải là tiêu chí để Cơ quan điều tra xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, do vậy Cục PVTM không có căn cứ để xem xét đề nghị miễn trừ của Công ty.
2. Về vấn đề áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Theo nội dung công văn của Công ty AIM, nhà cung cấp sản phẩm nhập khẩu là Công ty Armstrong China Holdings Ltd. (Công ty Armstrong). Trong suốt quá trình điều tra vụ việc AD05, Công ty Armstrong không đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc, không tham gia trả lời bản câu hỏi cho nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và cũng không có bất cứ ý kiến nào đối với việc điều tra.
Do công ty Armstrong không tham gia hợp tác, không cung cấp thông tin trong quá trình điều tra, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định 10/2018), mức thuế chống bán phá giá của công ty này được dựa trên cơ sở thông tin sẵn có. Cụ thể trong vụ việc này, mức thuế CBPG áp dụng với Công ty Amstrong là 35,58%.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 58 của Nghị định 10/2018, trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức, Công ty Amstrong có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát mức thuế chống bán phá giá của Công ty theo quy định
Cục PVTM thông báo để công ty được biết./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2290/TCHQ-TXNK năm 2021 thực hiện Quyết định miễn trừ áp dụng thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 4181/TCHQ-TXNK năm 2020 thực hiện Quyết định miễn trừ áp dụng thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Quyết định 1493/QĐ-BCT năm 2020 sửa đổi Quyết định 3862/QĐ-BCT về miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thang máy - Kỹ thuật điện Hi Sa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành