BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2343/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2015 |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
Trả lời công văn số 822/SLĐTBXH-LĐTL ngày 30/10/2014 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre về việc xác định thời gian để tính trợ cấp thôi việc; sau khi nghiên cứu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc.
2. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động thì hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2015) thì thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội được tính là thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
4. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì thời gian này người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ các quy định nêu trên, để đảm bảo tính thống nhất về việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trước và sau Bộ luật Lao động năm 2012, đề nghị quý Sở kiểm tra trường hợp cụ thể để hướng dẫn Công ty cổ phần Mía đường Bến Tre thực hiện theo quy định./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 2 Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
- 3 Bộ Luật lao động 2012
- 4 Công văn 3062/LĐTBXH-VL xin ý kiến dự thảo công văn hướng dẫn về xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Công văn số 1004/LĐTBXH-LĐTL về việc trợ cấp thôi việc đối với người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Công văn số 2526/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc xác định thời gian làm việc để tính chế độ trợ cấp thôi việc
- 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 8 Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 1 Công văn số 2526/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc xác định thời gian làm việc để tính chế độ trợ cấp thôi việc
- 2 Công văn số 1004/LĐTBXH-LĐTL về việc trợ cấp thôi việc đối với người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 3062/LĐTBXH-VL xin ý kiến dự thảo công văn hướng dẫn về xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành