Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2405/LĐTBXH-KHTC
V/v tổng kết, báo cáo đánh giá công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2016

 

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Qua thực tế thực hiện mô hình chi trả trợ cấp 3 bên đang thực hiện thông qua ký Hợp đồng trách nhiệm chi trả giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cán bộ chi trả (theo cơ chế quản lý tài chính, kế toán tại Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quyết định số 09/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 30/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) từ năm 2009 đến nay cho thấy mô hình này có nhiều ưu Điểm, đảm bảo kinh phí để các địa phương chi phục vụ công tác quản lý đối tượng, quản lý kinh phí; góp phần thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đồng thời gắn với trách nhiệm chăm lo đời sống của người có công tại địa phương.

Để có cơ sở nghiên cứu, từng bước đổi mới công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trong thời gian tới, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tổng kết, báo cáo đánh giá các nội dung sau:

1. Tổng kết, báo cáo đánh giá ưu Điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình chi trả trợ cấp ưu đãi người có công 3 bên đang thực hiện thông qua ký Hợp đồng trách nhiệm chi trả giữa Phòng LĐTB&XH cấp huyện, UBND cấp xã và cán bộ chi trả. Nội dung tổng kết, báo cáo đánh giá gồm:

a) Việc thực hiện các quy định về thời gian chi trả, về công tác quản lý đối tượng thụ hưởng là người có công với cách mạng và thân nhân người có công (số đối tượng đang được hưởng chế độ; báo tăng, giảm đối tượng; lập và in danh sách chi trả...).

b) Việc thực hiện trách nhiệm của Phòng LĐTB&XH và UBND cấp xã và cán bộ chi trả.

c) Việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí, thực hiện công tác kế toán, tạm ứng kinh phí, thanh quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng của Phòng LĐTB&XH và UBND cấp xã và cán bộ chi trả.

d) Tình hình cán bộ trực tiếp chi trả trợ cấp tại cấp xã (Tổng số cán bộ trực tiếp chi trả tại cấp xã của toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... người. Trong đó gồm: Số công chức chuyên trách thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội kiêm nhiệm việc chi trả trợ cấp....người; Số cán bộ không chuyên trách kiêm nhiệm việc chi trả trợ cấp....người; đối tượng khác trực tiếp chi trả trợ cấp....người); tình hình nắm chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của cán bộ chi trả cấp xã; việc cán bộ chi trả cấp xã tham gia nhiệm vụ quản lý đối tượng và giải quyết chế độ, chích sách ưu đãi người có công với cách mạng hoặc báo cáo những vấn đề mới phát sinh trên địa bàn cấp xã...

đ) Tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi cho công tác quản lý của địa phương đang được hưởng: Báo cáo theo chi Tiết tại phụ lục kèm theo.

e) Rà soát, thống kê (i) các công việc thuộc công tác chi trả trợ cấp tại cấp xã; (ii) các công việc quản lý kinh phí và (iii) các công việc quản lý đối tượng phục vụ chi trả trợ cấp của cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp Sở, huyện, xã.

2. Đề xuất, lựa chọn mô hình chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian tới (Mô hình chi trả qua hệ thống bưu điện hoặc mô hình chi trả khác) đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương và quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó cần nêu rõ các nội dung sau:

a) Sự cần thiết phải lựa chọn mô hình mới để chi trả trợ cấp ưu đãi người có công.

b) Xác định, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp với cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công theo mô hình mới.

c) Dự kiến các công việc cho vị trí việc làm (i) Chi trả trợ cấp tại cấp xã của cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công; (ii) các công việc quản lý kinh phí và các công việc quản lý đối tượng của cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp Sở, huyện, xã. Đồng thời dự kiến phân bổ kinh phí chi cho công tác quản lý trong tổng số tỷ lệ % của địa phương đang được hưởng để thực hiện 2 nhiệm vụ nêu trên (theo tỷ lệ % hoặc tính theo số tuyệt đối trung bình toàn tỉnh ....đồng/đối tượng đang hưởng trợ cấp).

d) Cơ chế quản lý kinh phí, công tác kế toán và thanh quyết toán kinh phí.

đ) Dự kiến những ưu Điểm, hạn chế và những tác động khi chuyển đổi sang mô hình chi trả mới.

Đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương thực hiện các nội dung hướng dẫn trên và báo cáo bằng văn bản về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 20/7/2016 để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí (để b/c);
- Lưu: VT, KHTC.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH




Phạm Quang Phụng

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Công văn số 2405/LĐTBXH-KHTC ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH …….
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI…….
-------

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ CHI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

I. KINH PHÍ CHI THỰC HIỆN THEO MÔ HÌNH CHI TRẢ 3 BÊN HIỆN NAY

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Nội dung chi

Tổng kinh phí chi cho công tác quản lý

Trong đó

Tính trung bình

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tỉ lệ % (trên tổng kinh phí chi quản lý của toàn Sở)

nh theo số tuyệt đối (trên đối tượng đang hưởng trợ cấp ưu đãi trong năm)

I

Chi thù lao cho cán bộ trực tiếp chi trả trợ cấp tại xã phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

1

Chi thù lao chi trả trợ cấp hàng tháng

 

 

 

 

 

 

2

Chi thù lao chi trả trợ cấp một lần (Theo Nghị định số 31, Quyết định 62...)

 

 

 

 

 

 

II

Chi phục vụ công tác quản lý kinh phí, công tác quản lý đối tượng của địa phương

 

 

 

 

 

 

1

Chi phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

 

 

 

 

 

 

2

Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết

 

 

 

 

 

 

3

Chi thông tin, tuyên truyền chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

 

 

4

Chi văn phòng phẩm, in ấn biểu mẫu, mua sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý

 

 

 

 

 

 

5

Chi xét duyệt, thẩm định, Điều chỉnh hồ sơ

 

 

 

 

 

 

6

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng

 

 

 

 

 

 

7

Chi hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng, quản lý chi trả trợ cấp cho đối tượng

 

 

 

 

 

 

8

Chi phụ cấp làm đêm, thêm giờ

 

 

 

 

 

 

9

Chi thanh tra, kiểm tra quản lý đối tượng, quản lý kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công

 

 

 

 

 

 

10

Chi xăng dầu, thông tin liên lạc, trao đổi kinh nghiệm, thuê mướn phục vụ công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

 

 

 

 

 

 

11

Chi khác phục vụ công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

 

 

 

 

 

 

II. DỰ KIẾN KINH PHÍ CHI THỰC HIỆN THEO MÔ HÌNH CHI TRẢ QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN HOẶC MÔ HÌNH KHÁC (TRỪ MÔ HÌNH NÊU TẠI ĐIỂM I)

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Nội dung chi

Tổng kinh phí dự kiến sử dụng 01 năm

Tính trung bình

Tỉ lệ % (trên tổng kinh phí chi quản lý của toàn Sở đang hưởng)

nh theo số tuyệt đối (trên đối tượng đang hưởng trợ cấp ưu đãi trong năm)

I

Chi cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công

 

 

 

1

Chi thù lao cho người trực tiếp chi trả trợ cấp tại xã, phường, thị trấn

 

 

 

2

Chi cho công tác quản lý

 

 

 

3

Chi khác

 

 

 

II

Chi tại Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội

 

 

 

1

Chi tại cấp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Có thể chi Tiết theo từng nhiệm vụ cụ thể)

 

 

 

2

Chi tại cấp Phòng Lao động - Thương binh và xã hội (Có thể chi Tiết theo từng nhiệm vụ cụ thể)

 

 

 

3

Chi tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Có thể chi Tiết theo từng nhiệm vụ cụ thể)