THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2421/TTCP-VP | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Văn bản số 3485-CV/BTCTW ngày 18/9/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, trong đó yêu cầu Thanh tra Chính phủ tổng hợp tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.
Để có cơ sở xây dựng báo cáo, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn (2002 – 2011).
- Nội dung báo cáo: Theo đề cương, biểu mẫu gửi kèm (đề cương và biểu mẫu được đăng tải trên Cổng Thông tin Điện tử của Thanh tra Chính phủ www.thanhtra.gov.vn).
- Thời hạn, hình thức gửi báo cáo:
Chậm nhất là ngày 08/10/2012, các địa phương gửi báo cáo bằng văn bản về Thanh tra Chính phủ (hoặc gửi qua thư điện tử theo địa chỉ phongtonghop@thanh tra.gov.vn ).
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện theo đúng thời hạn quy định./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG THANH TRA |
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN (2002 – 2011)
(Kèm theo Văn bản số 2421 ngày 24/9/2012 của Thanh tra Chính phủ)
I. TÌNH TÌNH, NỘI DUNG, NGUYÊN NHÂN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2002 - 2011.
1. Tình hình khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn
Trên cơ sở phân tích số liệu về tiếp công dân, về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tình hình thực tế, phân tích rõ tình hình khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn (viết tắt là cấp xã) từ 01/01/2002 đến 31/12/2011; tác động của tình hình trên đến an ninh, trật tự và công tác quản lý, điều hành ở cấp xã.
2. Về nội dung khiếu nại, tố cáo ở cấp xã
a) Nội dung khiếu nại;
b) Nội dung tố cáo;
Đi sâu phân tích những nội dung khiếu nại, tố cáo chiếm tỉ lệ cao.
3. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo ở cấp xã
Đi sâu phân tích những nguyên nhân của việc khiếu nại, tố cáo nói chung và nguyên nhân khiếu kiện đông người, vượt cấp:
- Khách quan (cơ chế, chính sách, pháp luật, điều kiện thực tế…).
- Chủ quan (trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và trong tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân…).
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở CẤP XÃ
1. Kết quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã
a) Về tiếp công dân (Biểu số 1):
b) Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Giải quyết khiếu nại (Biểu số 2):
- Giải quyết tố cáo (Biểu số 3):
c) Kết quả: Qua giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo đã bảo vệ quyền lợi cho bao nhiêu người, số tiền, vàng bạc, đất đai và tài sản khác trả lại cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; số người vi phạm bị xử lý (kỷ luật đảng, kỷ luật chính quyền, xử lý hành chính), chuyển cơ quan điều tra (số vụ việc, số người).
3. Nhận xét, đánh giá về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã.
a) Những mặt làm được:
- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Về thực hiện quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, trình tự, thủ tục, thời hạn và chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo…;
- Trên cơ sở kết quả từng năm, đánh giá những chuyển biến tích cực qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường thị trấn.
b) Những hạn chế, yếu kém, tồn tại, khuyết điểm và nguyên nhân (chủ quan, khách quan)
i) Trong thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo như:
- Tiếp dân của lãnh đạo và tiếp dân thường xuyên;
- Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo;
- Thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
- Đối thoại với công dân để giải quyết vụ việc;
- Công tác hòa giải cơ sở;
- Phối hợp rà soát, kiểm tra, xem xét và giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài;
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo;
- Việc nâng cao trách nhiệm, trình độ cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp mình.
- Việc xử lý vi phạm qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
ii) Những hạn chế chủ yếu qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường thị trấn.
Kiến nghị với Trung ương Đảng, các cấp, các ngành có liên quan các giải pháp để thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
1. Giải pháp, kiến nghị chung.
2. Giải pháp, kiến nghị cụ thể.
- 1 Thông báo 1761/TB-BHXH về chấm dứt thụ lý, giải quyết khiếu nại do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 122/2008/QĐ-BTC về Quy trình tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị quyết 17-NQ/TW năm 2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành