Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2470/QLCL-CL2
V/v góp ý các dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi: Cục Thú y

Phúc đáp công văn số 2119/TY-TYCĐ và số 2120/TY-TYCĐ ngày 28/11/2013 của Cục Thú y về việc góp ý các dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có ý kiến góp ý tại Phụ lục kèm theo.

Đề nghị Cục Thú y xem xét, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu VT, CL2.

KT CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Phùng Hữu Hào

 

PHỤ LỤC

GÓP Ý DỰ THẢO CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT DO CỤC THÚ Y XÂY DỰNG DỰ THẢO

I. Dự thảo QCKT về điều kiện vệ sinh đối với cơ sở chế biến các sản phẩm thịt quy mô công nghiệp:

1. Góp ý chung:

1.1. Đề nghị xác định rõ QCKT quy định điều kiện vệ sinh thú y hay có quy định điều kiện về ATTP? Do vậy, tiêu đề QCKT, nội dung bên trong điều chỉnh cho phù hợp với mục đích của văn bản (nên theo hướng quy định cả điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm).

1.2. Dự thảo QCKT cần được biên tập lại chi tiết, đầy đủ hơn:

- Dự thảo QCKT chưa nêu đầy đủ, cụ thể quy định cho các khu vực sản xuất khác nhau của cơ sở sản xuất sản phẩm thịt qui mô công nghiệp. Đề nghị nêu quy định cụ thể các yêu cầu đối với từng khu vực sản xuất: khu đồ sống, khu vực sản xuất đồ chín, khu vực tiếp nhận nguyên liệu (thịt tươi, thịt đông lạnh, sản phẩm không phải thịt như rau, củ, quả, bột…), kho bảo quản (kho bảo quản thành phẩm: kho lạnh, kho bảo quản thông thường; khu vực chứa hóa chất, phụ gia; hóa chất tẩy rửa nhà xưởng, trang thiết bị…) vì cơ sở sản xuất các sản phẩm thịt công nghiệp sẽ đa dạng sản phẩm.

- Một số nội dung quy định trong QCKT bị gộp chung vào quy định yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng (nước, nguyên liệu bao bì, hệ thống chiếu sáng…). Nên tách thành các quy định cụ thể, phù hợp từng vấn đề, nội dung.

- Đề nghị quy định cụ thể cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân công, phân cấp của Ngành Nông nghiệp và PTNT.

2. Một số góp ý cụ thể:

2.1. Mục 1.3. Đề nghị xem lại giải thích (cần có quy định cụ thể hơn: như thế nào là quy mô công suất lớn?

2.2. Các quy định về nguyên liệu và bao bì, nước chế biến…: Đề nghị chuyển sang mục khác phù hợp và nên quy định cụ thể hơn (Mục 2.1. quy định về cơ sở hạ tầng).

2.3. Đề nghị bổ sung quy định về kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm dịch động vật đối với nguyên liệu đưa vào cơ sở chế biến, việc thiết lập hệ thống truy xuất theo quy định tại Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT.

2.4. Đề nghị bổ sung quy định về việc sử dụng hóa chất, phụ gia đưa vào cơ sở chế biến.

2.5. Nên bổ sung quy định về nước đá, kho bảo quản, yêu cầu về chất lượng bao bì để bao gói sản phẩm…

2.6. Các quy định về hệ thống quản lý chất lượng mới chỉ quy định ở hồ sơ, chưa nêu yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng, nhân sự kiểm soát chất lượng, hoạt động kiểm nghiệm phục vụ kiểm soát chất lượng…

II. Dự thảo QCKT về điều kiện vệ sinh đối với cơ sở chế biến trứng:

Các góp ý cơ bản như đã góp ý đối với dự thảo QCKT về điều kiện vệ sinh đối với cơ sở chế biến các sản phẩm thịt quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, đề nghị lưu ý và điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của sản phẩm (trứng đóng khuôn khay để cung ứng ra thị trường tiêu thụ, hoặc dạng sản phẩm khác)

III. Dự thảo QCKT về lấy mẫu thịt, các sản phẩm của thịt để kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm:

Dự thảo QCKT được xây dựng với mục đích hướng dẫn/ quy định về phương pháp lấy mẫu bằng kỹ thuật lau bề mặt hoặc cắt mẫu, tuy nhiên, toàn bộ nội dung chưa có hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật lấy mẫu. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và biên tập lại nội dung cho phù hợp với mục đích ban hành văn bản.

Một số nội dung khác cần được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp các quy định hiện hành (ví dụ: Bộ NN&PTNT cũng ban hành danh mục hóa chất, thuốc thú y cấm, hạn chế sử dụng; yêu cầu về phòng kiểm nghiệm được chỉ định khi thực hiện phân tích các mẫu; Ngoài Cục Thú y và các Chi cục Thú y, một số đơn vị khác (Cục QLCL NLS&TS, Cục An toàn thực phẩm...cũng thực hiện lấy mẫu để thanh tra, kiểm tra, do vậy cần có quy định cho phù hợp...)

IV. Dự thảo QCKT đối với cơ sở chăn nuôi ong:

1.Góp ý chung:

Đề nghị xem xét và làm rõ quy định về điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện bảo đảm ATTP, cụ thể: Tên của Quy chuẩn chưa thống nhất: điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi ong đảm bảo an toàn thực phẩm. Để phù hợp với quy định trong Luật An toàn thực phẩm, đề nghị xem xét điều chỉnh tên của QCKT là: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi ong.

2.Góp ý cụ thể:

a. Cân nhắc lại tên đề mục của mục 1 và 2.1 trùng lặp nhau.

b. Cân nhắc việc đưa mục 1.3 Tiêu chuẩn viện dẫn vào trong QCKTQG.

c. Mục 2.1 sửa thành: Sản phẩm mật ong được sản xuất bởi các cơ sở chăn nuôi ong phải bảo đảm an toàn thực phẩm.

d. Mục 2.2 sửa thành: Địa điểm nuôi ong

e. Mục 2.2.3 sửa thành: Khu vực đặt thùng ong đảm bảo sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát.

f. Mục 2.5.3: bổ sung Nguồn nước phải được kiểm tra chất lượng định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần

g. Mục 2.7.3: bỏ từ “không”

h. Mục 2.8: đề nghị quy định rõ cụm từ “thường xuyên” là tần xuất cụ thể như thế nào

i. Mục 2.10.2: đề nghị quy định rõ tần xuất phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng mật ong

j. Mục 4.1.1 sửa thành: Hướng dẫn các Chi Cục thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Quy chuẩn này.

k. Mục 4.1.2 sửa thành: Tập huấn về phương pháp kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi ong.

l. Mục 4.4.1 sửa thành: Chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động chăn nuôi ong.

V. Dự thảo QCKTQG đối với cơ sở thu gom và chế biến mật ong:

1. Để phù hợp với Luật An toàn thực phẩm và nội dung nêu tại Mục 3.1 trong dự thảo, để nghị điều chỉnh tên QCKT là: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom và chế biến mật ong.

2. Đề nghị bỏ từ “yêu cầu/yêu cầu về sinh” trong tên các đề mục 2.1-2.8

3. Mục 2.9.1: Cân nhắc việc quy định các dụng cụ chứa đựng chất thải trong quá trình thu gom, chế biến mật ong phải có khóa.

4. Mục 4: Phần Tổ chức thực hiện chưa nêu rõ cơ quan thực hiện kiểm tra điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở thu gom, chế biến mật ong.