TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/TANDTC-PC | Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Tòa án nhân dân cấp cao; |
Để phối hợp rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01-9-2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm theo đề nghị của Bộ Tư pháp tại Công văn số 325/BTP-ĐKGDBĐ ngày 03-2-2021; Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các Tòa án nhân dân cấp cao, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ rà soát, sơ kết, đánh giá các nội dung chủ yếu sau đây:
I. Về rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Những kết quả đạt được
2. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
- Vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm (ví dụ như về các trường hợp đăng ký, thẩm quyền đăng ký, về hồ sơ đăng ký, thủ tục đăng ký..
- Vướng mắc, bất cập giữa các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và quy định của pháp luật liên quan như: đất đai, nhà ở, hàng không, hàng hải...
3. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và quy định của pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo sự thuận lợi cho quá trình áp dụng.
II. Về đánh giá thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP
1. Những kết quả đã đạt được
2. Những vướng mắc, bất cập, tồn tại
- Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang gây khó khăn, cản trở các tổ chức, cá nhân trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm và nguyên nhân.
- Những quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP chưa phù hợp, đồng bộ với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
- Những vấn đề mới phát sinh mà quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP chưa bao quát hết.
- Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ công tác tổ chức thi hành pháp luật (từ phía cơ quan đăng ký, từ phía người yêu cầu đăng ký, tổ chức, cá nhân liên quan khác) gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đăng ký.
3. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và sự đồng bộ, thống nhất với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Báo cáo đánh giá đề nghị gửi về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, số 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và gửi file words về địa chỉ thư điện tử phongdansu@gmail.com trước ngày 05-4-2021 để Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp.
| KT. CHÁNH ÁN |
- 1 Công văn 53/TANDTC-KHXX năm 2015 về rà soát, lựa chọn các bản án, quyết định của Tòa án làm án lệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Công văn 105/TANDTC-PC năm 2020 về đánh giá thực tiễn thi hành Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP và 02/2004/NQ-HĐTP do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Công văn 30/TANDTC-PC năm 2021 về tổng kết thực tiễn thi hành Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP và 02/2018/NQ-HĐTP do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Công văn 325/BTP-ĐKGDBĐ năm 2021 rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định 102/2017/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành