Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2528/BNG-UBBG
V/v xây dựng Báo cáo quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2017

 

Kính gửi:

Ủy ban nhân dân các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1033/VPCP-QHQT ngày 18/4/2017 và công văn số 1731/VPCP-QHQT ngày 19/6/2017, giao Bộ Ngoại giao chủ trì triển khai Đề án quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2035 (sau đây gọi tắt là Đề án Quy hoạch); để có cơ sở hoàn thiện Đề án Quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đề nghị Quý Ủy ban xây dựng Báo cáo quy hoạch phát triển cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh mình cương chi tiết gửi kèm theo).

Văn bản Báo cáo quy hoạch xin gửi về Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao trước ngày 15 tháng 9 năm 2017 (đồng thời gửi bản mềm đến hộp thư điện tử: tolao.bg@gmail.com).

Bộ Ngoại giao trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg, BT Phạm Bình Minh (để b/c);
- Sở Ngoại vụ các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum;
- Lưu: HC, UBBG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Hoài Trung

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH…………………

1. Tổng quan tình hình trên địa bàn tỉnh quản lý:

- Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, dân số, mật độ dân số.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 -2016: tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, điều kiện y tế, giáo dục, văn hóa....phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới.

- Cơ chế phối hợp, kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng hai bên trong quản lý, bảo vệ biên giới và quản lý cửa khẩu giai đoạn 2012-2016.

2. Lịch sử và thực trạng hoạt động các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào:

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Số lượng, tên, loại hình các cửa khẩu.

- Quá trình hình thành, cơ sở pháp lý mở, nâng cấp cửa khẩu.

2.2. Thực trạng hoạt động của các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh:

- Lưu lượng người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập qua cửa khẩu giai đoạn 2012-2016 (Bảng kê gửi kèm theo).

- Thực trạng bố trí và hoạt động của các lực lượng chức năng Việt Nam và Lào tại các cửa khẩu.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu: đường giao thông, quốc môn, nhà kiểm soát liên hợp, khu vực kho tàng, bến bãi...(phía Việt Nam và phía Lào).

- Thực trạng sử dụng đất dịch vụ, đất ở, đất canh tác, đất rừng.... tại các cửa khẩu và khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá về thực trạng phân bố các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh (về quy mô; khoảng cách giữa các cửa khẩu).

2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới... trên địa bàn tỉnh.

2.4. Phối hợp giữa các lực lượng chức năng của Việt Nam, phối hợp giữa lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Lào trong công tác quản lý cửa khẩu.

3. Đánh giá vai trò của hệ thống cửa khẩu đối với việc đảm bảo an ninh trật tự và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

- Vai trò đối với đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội địa bàn tỉnh và gìn giữ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo (số liệu cụ thể)…

- Vai trò của cửa khẩu đối với việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa tỉnh với nước láng giềng, đối với hội nhập quốc tế của tỉnh.

4. Tác động của việc quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào tới môi trường sinh thái khu vực biên giới:

- Các vấn đề bảo vệ môi trường liên quan đến quy hoạch cửa khẩu trong kỳ quy hoạch; quy định pháp luật về môi trường liên quan trong kỳ quy hoạch.

- Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính trong thực hiện kỳ quy hoạch phát triển cửa khẩu.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong kỳ quy hoạch và các giải pháp lâu dài.

5. Triển vọng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh:

- Dự báo các nhân tố có tác động tới quy hoạch phát triển cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào đến năm 2025 (các nhân tố quốc tế, khu vực, nhân tố nội tại của các tỉnh biên giới Việt Nam-Lào).

- Triển vọng lưu lượng người, phương tiện và dung lượng hàng hóa, quy mô thị trường xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới Việt Nam và Lào từ nay đến năm 2025.

- Triển vọng cơ sở hạ tầng và nguồn lực từ nay đến năm 2025.

6. Định hướng quy hoạch phát triển cửa khẩu từ nay đến 2025, tầm nhìn 2035:

6.1. Về mở, nâng cấp cửa khẩu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

a) Cửa khẩu quốc tế

b) Cửa khẩu chính

c) Cửa khẩu phụ

d) Lối mở biên giới

Đối với từng cửa khẩu cần nêu rõ luận chứng mở, nâng cấp theo từng giai đoạn cụ thể.

6.2. Về đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng gắn theo phân kỳ đầu tư đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Đối với từng cửa khu cần nêu rõ luận chứng về nhu cầu đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng gắn theo phân kỳ đầu tư cụ thể).

6.3. Về hiện đại hóa trang thiết bị gắn theo phân kỳ đầu tư đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Thuyết minh về sự cần thiết hiện đại hóa trang thiết bị đối với từng cửa khẩu, gắn theo phân kỳ đầu tư cụ thể).

7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Lào:

7.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Lào.

7.2. Giải pháp về đất đai, nhân lực và vốn: i) Giải pháp quy hoạch đất đai của tỉnh phù hợp với quy hoạch cửa khẩu; ii) Giải pháp bồi dưỡng, đào tạo nhân lực cho việc mở, nâng cấp cửa khẩu; iii) Giải pháp hỗ trợ các nguồn lực và huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống cửa khẩu địa bàn tỉnh đến năm 2025.

7.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với phía Lào trong quản lý, bảo vệ biên giới và cửa khẩu.

8. Kết luận và kiến nghị:

 

TỈNH ĐIỆN BIÊN
TỔNG HỢP SỐ LIỆU XUẤT NHẬP CẢNH TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TỪ NĂM 2012-2016

TÊN CK

NĂM

XUẤT CẢNH

NHẬP CẢNH

XC.VBG

NC.VBG

CK QT

Tây Trang

 

Người

P.Tiện

Người

P.Tiện

Người

P.Tiện

Người

P.Tiện

2012

 

 

 

 

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

 

 

 

 

2016

 

 

 

 

 

 

 

 

CK Chính

Huổi Puốc

2012

 

 

 

 

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

 

 

 

 

2016

 

 

 

 

 

 

 

 

CK Phụ

Si Sa Phìn

2012

 

 

 

 

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

 

 

 

 

2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỈNH ĐIỆN BIÊN
TỔNG HỢP SỐ LIỆU XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012-2016

TÊN CK

NĂM

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

Mậu dịch (nghìn USD)

Phi mậu dịch (triệu VNĐ)

Mậu dịch (nghìn USD)

Phi mậu dịch (triệu VNĐ)

CKQT

Tây Trang

2012

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

2016

 

 

 

 

CK chính

Huổi Puốc

2012

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

2016

 

 

 

 

CK phụ

Si Sa Phìn

2012

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

2016