- 1 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2 Thông tư 07/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2538/BHXH-BC | Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2011 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1763/LĐTBXH-KHTC ngày 03/6/2011, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực hiện chi trả trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng (bao gồm cả những người trong thời gian tập sự, thử việc, nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội) thuộc biên chế đang làm việc tại Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có mặt tại thời điểm 30/3/2011 có hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng từ 3,00 trở xuống đồng thời hưởng chế độ tuất người có công hàng tháng theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH ngày 15/4/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: BHXH tỉnh và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện rà soát và chi trả trợ cấp khó khăn cho đối tượng được hưởng theo mức cao nhất.
2. Đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội quy định tại Điểm a, b, c, d, Khoản 2, Điều 2 đồng thời đang hưởng chế độ tuất người có công hàng tháng theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH ngày 15/4/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ danh sách đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với cơ quan chi trả trợ cấp tuất người có công hàng tháng tại địa phương để đối chiếu, rà soát và thực hiện chi trả trợ cấp khó khăn cho đối tượng được hưởng theo mức cao nhất, tránh bỏ sót và trùng lặp đối tượng.
3. Đối với những đối tượng hưởng lương hưu đồng thời hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng khác thì chỉ được hưởng 01 suất trợ cấp khó khăn theo mức cao nhất, cụ thể:
a) Một trong hai chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng của đối tượng hưởng có mức hưởng tại thời điểm 30/3/2011 từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống.
Ví dụ: Tại thời điểm 30/3/2011, ông Nguyễn Văn A đang hưởng lương hưu là 2,3 triệu đồng/tháng; đồng thời hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 01 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Văn A được hưởng mức trợ cấp khó khăn 250.000 đồng.
b) Cả hai chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng của đối tượng hưởng có mức hưởng tại thời điểm 30/3/2011 từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống.
Ví dụ: Tại thời điểm 30/3/2011, ông Nguyễn Văn B đang hưởng lương hưu là 1,8 triệu đồng/tháng; đồng thời hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0,5 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Văn B được hưởng mức trợ cấp khó khăn 250.000 đồng.
4. Đối với những đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng có mặt tại thời điểm 30/3/2011 được hưởng trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã chuyển nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác từ tháng 4/2011 thì Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đối tượng chuyển đến thực hiện chi trả trợ cấp khó khăn. Trường hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đối tượng chuyển đi đã thực hiện chi trả trợ cấp khó khăn cho đối tượng thì thông báo bằng văn bản cho Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đối tượng chuyển đến biết, tránh chi trùng lặp đối tượng.
5. Đối với những đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhưng từ trần hoặc hết hạn hưởng trợ cấp hàng tháng vào tháng 4 hoặc tháng 5/2011 thì vẫn được chi trả trợ cấp khó khăn. Bảo hiểm xã hội các tỉnh có trách nhiệm chi trả trợ cấp khó khăn cho thân nhân của những đối tượng nêu trên theo quy định.
6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát lại các đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chi trả, thanh quyết toán chi trợ cấp khó khăn cho các đối tượng theo đúng quy định.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1 Quyết định 1484/QĐ-BHXH năm 2017 bổ sung quy định Trưởng đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 2 Thông tư 07/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Quyết định 471/QĐ-TTg năm 2011 về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2006