BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2749/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2015 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian gần đây một số địa phương, đơn vị quan tâm đến việc phát triển cây Mắc ca, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo về cây Mắc ca như sau:
1. Một số thông tin về cây Mắc ca
Cây Mắc ca là loại cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, nhân dùng trực tiếp làm thực phẩm hoặc chế biến các loại bánh, kẹo, mỹ phẩm,...
Cây Mắc ca ưa khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20°C đến 25°C với lượng mưa hàng năm từ 1500 mm đến 2500 mm; độ cao so với mặt biển từ 300 m đến 1.200 m. Đất trồng Mắc ca tốt nhất là dạng đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất sâu, ẩm. Trồng Cây Mắc ca ở những nơi bị gió mạnh, sương muối, mưa phùn vào thời điểm thụ phấn sẽ giảm khả năng đậu quả.
Cây Mắc ca được trồng nhiều ở Úc, Mỹ, Nam Phi, Kenya và một số nước khác. Tổng diện tích khoảng 80.000 ha, sản lượng 140 nghìn tấn quả/năm. Tại Úc, giá quả khô từ năm 1987 đến năm 2014 dao động trung khoảng 1,5-4,0 đô la Úc/1 kg (Tương đương 25.000 - 70.000 đồng/ kg). Gần đây giá Mắc ca có xu hướng tăng do nhu cầu trên thế giới tăng, chủ yếu ở Châu Á. Nhiều nước trên thế giới mở rộng nhanh diện tích trồng Mắc ca.
2. Kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm và công nhận giống
Từ năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành nhập giống, khảo nghiệm giống ở nhiều địa phương trong cả nước gồm: Ba Vì (Hà Nội); Mai Sơn (Sơn La); Đồng Hới (Quảng Bình); Đại Lải (Vĩnh Phúc); Krông Năng (Đắk Lắk) và Đắk Plao (Đắk Nông); Tân Uyên (Lai Châu); Thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên); Lạc Thủy (Hòa Bình); Thạch Thành (Thanh Hóa); Khe Sanh (Quảng Trị); Kbang (Gia Lai); Cầu Hai (Phú Thọ); Nam Đàn (Nghệ An); Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng); Đắk Hà (Kon Tum).
Kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm bước đầu cho thấy cây Mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tại các điểm trồng khảo nghiệm, nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả rất khác nhau.Ở các mô hình khảo nghiệm có quả thì sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt từ 17,5-21,5 kg/cây (tương đương 3,9-4,7 tấn/ha/năm), thấp nhất đạt 9,4-12,4 kg/cây (tương đương 1,9-2,5 tấn/ha/năm); có một số địa điểm cây không đậu quả.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khảo nghiệm và đề nghị của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận được 10 giống Mắc ca, trong đó: 3 giống quốc gia là các dòng OC, 246 và 816; 7 giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng Daddow, 842, 849, 741, 800, 900 và 695 (Tại các Quyết định số 2039/QĐ-BNN-TCLN , Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/9/2011; Quyết định số 65/QD-BNN-TCLN ngày 11/01/2013).
3. Về phát triển cây Mắc ca
Do Mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau. Mặt khác cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến, thị trường. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây Mắc ca; quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương tập trung nghiên cứu và ban hành trong năm 2015.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương trước mắt cần chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:
- Hướng dẫn nông dân trồng Mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều kiện tương tự. Không triển khai trồng cây Mắc ca trên quy mô lớn trong các khu vực chưa được trồng khảo nghiệm khẳng định hiệu quả.
- Tổng diện tích trồng cây Mắc ca cả nước đến năm 2020 khoảng 10.000 ha (gồm cả trồng tập trung và trồng xen).
- Tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm tại địa phương; xác định cụ thể quy hoạch chi tiết từng tiểu vùng khí hậu đối với phát triển cây Mắc ca. Việc phát triển trên quy mô lớn nhất thiết phải đảm bảo các điều kiện này và tổ chức phát triển trồng mới gắn với cơ sở chế biến, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường quản lý chặt chỗ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống, chỉ cho phép trồng các giống cây Mắc ca được nhân giống vô tính (cấy ghép, chiết) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được công nhận tại các các Quyết định số 2039/QĐ-BNN-TCLN , Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/9/2011 và Quyết định số 65/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngăn ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cung ứng, kinh doanh giống Mắc ca không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chỉ đạo và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 7361/BNN-TCLN năm 2017 về điều chỉnh diện tích quy hoạch trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1134/QĐ-BNN-TCLN năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 3087/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây Mắc ca do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 65/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 2039/QĐ-BNN-TCLN năm 2011 về công nhận giống tiến bộ kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Quyết định 2040/QĐ-BNN-TCLN năm 2011 về công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là Mắc ca - Macadamia integrifolla do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Quyết định 848/QĐ-BGDĐT năm 2011 phê duyệt Văn kiện Dự án “Phát triển cây trồng cải tiến cho Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) viện trợ không hoàn lại do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Công văn số 707/CV-NN-TT ngày 11/06/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc nhập khẩu giống cây trồng
- 1 Công văn 7361/BNN-TCLN năm 2017 về điều chỉnh diện tích quy hoạch trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1134/QĐ-BNN-TCLN năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 3087/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây Mắc ca do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 848/QĐ-BGDĐT năm 2011 phê duyệt Văn kiện Dự án “Phát triển cây trồng cải tiến cho Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) viện trợ không hoàn lại do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Công văn số 707/CV-NN-TT ngày 11/06/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc nhập khẩu giống cây trồng