Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2771/BNN-PC
V/v rà soát, đề xuất bãi bỏ văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT ban hành

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2019

 

Kính gửi:

- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ;
- Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới.

Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 08/4/2018 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó:

(1) Đối với văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật định kỳ 6 tháng/1 lần để xử lý hiệu lực trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành.

(2) Đối với văn bản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cần xử lý hiệu lực, Vụ Pháp chế chủ trì xây dựng Thông tư bãi bỏ các văn bản trên cơ sở đề xuất của các đơn vị.

Để Vụ Pháp chế kịp thời tổng hợp, tham mưu trình Bộ gửi kết quả rà soát, đề xuất về Bộ Tư pháp đối với văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; tổng hợp, xây dựng, trình Bộ ban hành Thông tư bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đề nghị các đơn vị căn cứ trách nhiệm rà soát của mình (theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) rà soát, đề xuất xử lý hiệu lực đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Công văn).

Kết quả rà soát đề nghị gửi về Vụ Pháp chế trước ngày 15/5/2019 để Vụ Pháp chế tổng hợp, tham mưu trình Bộ trưởng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, PC
(25b).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Trần Thị Hải Yến

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BAN HÀNH ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ
Cơ quan đề xuất: ……………………….
(Ban hành kèm theo công văn số 2771/BNN-PC ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên văn bản

Lý do đề nghị bãi bỏ

(Đề nghị nêu và phân tích cụ thể, chi tiết lý do)

Đề xuất xử lý (toàn bộ/một phần)

Ghi chú

I. VĂN BẢN DO CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Ví d:

 

 

 

 

Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật

- Căn cứ pháp lý để ban hành Nghị định là Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và Pháp lệnh Thú y năm 2004, tuy nhiên 02 văn bản này đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bởi Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Thú y năm 2015.

- Những nội dung của Nghị định này đã được quy định trong Luật Thú y năm 2015, Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Bãi bỏ toàn bộ

 

II. VĂN BẢN DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Ví dụ:

 

 

 

 

Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển muối

- Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg được ban hành năm 1999. Đến nay, hệ thống pháp luật về cơ chế chính sách nói chung (thuế, tín dụng, đầu tư, khoa học công nghệ...) đã có nhiều sự thay đổi, do vậy, các chính sách phát triển muối tại Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành như chính sách trợ cước trợ giá; chính sách công bố giá mua tối thiểu (giá sàn); xác định mức dự trữ muối quốc gia...

- Các chính sách phát triển muối tại Quyết định này cũng đã được quy định tại Chương III Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối.

Bãi bỏ toàn bộ

 

 

 

 

 

 

III. VĂN BẢN DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH