Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2792/LĐTBXH-BĐG
V/v hướng dẫn thu thập số liệu báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2021

 

Kính gửi:………………………………………………………..

………………………………………………………..

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 (Chiến lược), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thu thập số liệu báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược (nội dung hướng dẫn kèm theo).

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu và triển khai việc thu thập số liệu hằng năm để phục vụ công tác báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị thông tin về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới, địa chỉ: 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024.38253875; email: vubdg@molisa.gov.vn) để hướng dẫn, giải đáp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, Vụ BĐG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hà

 

DANH SÁCH GỬI CÔNG VĂN

I. Bộ, ngành:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

2. Bộ Nội vụ;

3. Bộ Y tế;

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4. Bộ Thông tin và Truyền thông;

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

6. Bộ Công an.

II. Địa phương

Ủy ban nhân dân của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

 

HƯỚNG DẪN THU THẬP SỐ LIỆU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2021-2030

 (Ban hành kèm theo công văn số 2792/LĐTBXH-BĐG ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Hướng dẫn thu thập số liệu báo cáo Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị

Chỉ tiêu: Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Một số nội dung liên quan của chỉ tiêu này:

- Cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: các bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp;

- Chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND). Đối với chính quyền đô thị không tổ chức HĐND quận, phường thì sẽ không bao gồm HĐND ở các cấp này.

- Lãnh đạo chủ chốt của các bộ, cơ quan ngang bộ là các chức vụ từ Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên; Lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân bao gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

1.1. Tỷ lệ bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ

1.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Một bộ, cơ quan ngang bộ được tính là có lãnh đạo chủ chốt là nữ khi có ít nhất một lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Công thức tính:

Tỷ lệ bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ (%)

=

Số bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ

x

100

Tổng số bộ, cơ quan ngang bộ

1.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Nội vụ theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: …/BNV-TCHC

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT LÀ NỮ TRONG CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

Đơn vị báo cáo: Bộ Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Tên cơ quan

Mã số

Lãnh đạo chủ chốt

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày.....tháng…..năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

1.2. Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ

1.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Chính quyền địa phương cấp tỉnh được tính là có lãnh đạo chủ chốt là nữ khi có ít nhất một lãnh đạo chủ chốt là nữ trong HĐND cấp tỉnh hoặc UBND cấp tỉnh.

Công thức tính:

Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ (%)

=

Số tỉnh có HĐND cấp tỉnh hoặc UBND cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ

x

100

Tổng số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1.2.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Nội vụ theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: …/BNV-TCHC

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT LÀ NỮ Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

Nhiệm kỳ………

Đơn vị báo cáo: Bộ Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Mã số

Lãnh đạo chủ chốt

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

1. Hà Nội

 

 

 

- UBND tỉnh

 

 

 

- HĐND tỉnh

 

 

 

2. Hà Giang

 

 

 

- UBND tỉnh

 

 

 

- HĐND tỉnh

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo đơn vị hành chính)

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

1.3. Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ

1.3.1. Khái niệm, phương pháp tính

Chính quyền địa phương cấp huyện được tính là có lãnh đạo chủ chốt là nữ khi có ít nhất một lãnh đạo chủ chốt là nữ trong HĐND cấp huyện hoặc UBND cấp huyện.

Công thức tính:

Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ (%)

=

Số huyện có HĐND hoặc UBND có lãnh đạo chủ chốt là nữ

x

100

Tổng số huyện

1.3.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Nội vụ theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: …/SNV-TCHC

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT LÀ NỮ Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN

Nhiệm kỳ………

Đơn vị báo cáo: Sở Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Lãnh đạo chủ chốt

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

1. Huyện T

 

 

 

- UBND huyện T

 

 

 

- HĐND huyện T

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: Ghi theo đơn vị hành chính trên phạm vi địa bàn Tỉnh

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

1.4. Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ

1.4.1. Khái niệm, phương pháp tính

Chính quyền địa phương cấp xã được tính là có lãnh đạo chủ chốt là nữ khi có ít nhất một lãnh đạo chủ chốt là nữ tham gia HĐND cấp xã hoặc UBND cấp xã.

Công thức tính:

Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ (%)

=

Số xã có HĐND hoặc UBND cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ

x

100

Tổng số xã

1.4.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Phòng Nội vụ theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: …/PNV-TCHC

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT LÀ NỮ Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ

Nhiệm kỳ………

Đơn vị báo cáo: Phòng Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Xã/Phường/Thị trấn trực thuộc huyện

Mã số

Lãnh đạo chủ chốt

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

1. Xã T

 

 

 

- UBND xã T

 

 

 

- HĐND xã T

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: Ghi theo đơn vị hành chính trên phạm vi địa bàn Huyện

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

2. Hướng dẫn thu thập số liệu báo cáo Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinh tế, lao động

2.1. Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên khoảng 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Cơ cấu lao động có việc làm theo vị thế của người có việc làm và khu vực kinh tế” phân tổ theo giới tính. Đây là chỉ tiêu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia, mã số 0203.

2.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ trọng lao động nữ làm công hưởng lương là số phần trăm lao động nữ làm công hưởng lương so với tổng số lao động nữ có việc làm.

Công thức tính:

Tỷ trọng lao động nữ có việc làm ở vị thế “Làm công hưởng lương” (%)

=

Số lao động nữ có việc làm ở vị thế “Làm công hưởng lương”

x

100

Tổng số lao động nữ có việc làm

2.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương: Sử dụng kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (Website của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn hoặc ấn phẩm Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm do Tổng cục Thống kê biên soạn theo phân tổ tỉnh/thành phố).

 

2.2. Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Cơ cấu lao động có việc làm theo vị thế của người có việc làm và khu vực kinh tế” phân tổ theo giới tính. Đây là chỉ tiêu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia, mã số 0203.

2.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ trọng lao động nữ có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là số phần trăm lao động nữ có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản so với tổng số lao động nữ có việc làm.

Công thức tính:

Tỷ trọng lao động nữ có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (%)

=

Số lao động nữ có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản

x

100

Tổng số lao động nữ có việc làm

2.2.2. Hướng dẫn thu thập, sử dụng và báo cáo số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương: Sử dụng kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm do Tổng cục Thống kê cung cấp để phục vụ cho việc báo cáo chỉ tiêu này ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (Website của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn hoặc ấn phẩm Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm do Tổng cục Thống kê biên soạn theo phân tổ tỉnh/thành phố).

2.3. Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã”. Chỉ tiêu này thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia, mã số 0301.

2.3.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là số phần trăm nữ đảm nhiệm chức vụ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã so với tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã tại một thời điểm nhất định.

Ghi chú: Trong 1 đơn vị doanh nghiệp, chỉ tính các chức danh sau đây: Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có).

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã (%)

=

Số nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã

x

100

Tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã

2.3.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương: Sử dụng kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm do Tổng cục Thống kê cung cấp để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (trên Website của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn hoặc ấn phẩm Kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm do Tổng cục Thống kê biên soạn).

3. Hướng dẫn thu thập số liệu, báo cáo Mục tiêu 3: Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

3.1. Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công” phân tổ theo giới tính. Chỉ tiêu này thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia, mã số 0211.

3.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công là thời gian trung bình hằng ngày mà phụ nữ và nam giới làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công.

Công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công bao gồm việc phục vụ bữa ăn, dọn dẹp, trang trí nhà cửa, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình, giặt là, mua sắm, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người ốm hoặc người khuyết tật trong gia đình, chăm sóc vật nuôi, cây cối,...

Công thức tính

Thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công bình quân trong 1 ngày của người từ 15 tuổi trở lên (giờ)

=

Tổng số thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công trong 1 ngày của người từ 15 tuổi trở lên (giờ)

Tổng số người từ 15 tuổi trở lên

3.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương: Sử dụng kết quả Điều tra lao động việc làm hằng năm do Tổng cục Thống kê cung cấp để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

3.2. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.

3.2.1. Tỷ lệ nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ cơ bản

3.2.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ cơ bản là số phần trăm số nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản so với tổng số nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Bạo lực trên cơ sở giới là các hành vi bạo lực nhằm vào một người vì lý do giới tính của họ. Bạo lực trên cơ sở giới có thể xảy ra trong gia đình, nơi làm việc, trường học hay nơi công cộng.

Các dịch vụ hỗ trợ cơ bản bao gồm: Hỗ trợ nơi tạm lánh an toàn; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; tư vấn, tham vấn tâm lý; thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý; chuyển tuyến; quản lý ca; tái hòa nhập cộng đồng,…

Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới bao gồm: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng.

Công thức tính:

Tỷ lệ nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản năm i (%)

=

Số nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản năm i

x

100

Tổng số nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện năm i

3.2.1.3. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bạo lực gia đình để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHÁT HIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ MỘT TRONG CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số

Số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện

Số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đối với số liệu về bạo lực trên cơ sở giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NẠN NHÂN CỦA BẠO TRÊN CƠ SỞ GIỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ MỘT TRONG CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh…

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Nơi xảy ra bạo lực

Mã số

Số nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện

Số nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản

A

B

1

2

- Xảy ra trong gia đình

 

 

 

- Xảy ra tại nơi làm việc

 

 

 

- Xảy ra tại trường học

 

 

 

- Xảy ra tại nơi công cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bạo lực gia đình ở cấp tỉnh theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHÁT HIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ MỘT TRONG CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện

Số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

- Đối với số liệu về bạo lực trên cơ sở giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ các ngành y tế, tư pháp, công an, phụ nữ; các cơ sở trợ giúp xã hội theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NẠN NHÂN CỦA BẠO TRÊN CƠ SỞ GIỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ MỘT TRONG CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Nơi xảy ra bạo lực

Mã số

Số nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện

Số nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được hỗ trợ một trong các dịch vụ cơ bản

A

B

1

2

- Xảy ra trong gia đình

 

 

 

- Xảy ra tại nơi làm việc

 

 

 

- Xảy ra tại trường học

 

 

 

- Xảy ra tại nơi công cộng

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

3.2.2. Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn

3.2.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn là số phần trăm người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn so với tổng số người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện.

Công thức tính:

Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn năm i (%)

=

Số người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn năm i

x

100

Tổng số người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện năm i

3.2.2.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương thu thập số liệu từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NGƯỜI GÂY BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở MỨC CHƯA BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC TƯ VẤN, THAM VẤN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số

Số người gây bạo lực gia đình ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Số người gây bạo lực gia đình ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

- Đối với số liệu về người gây bạo lực trên cơ sở giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NGƯỜI GÂY BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở MỨC CHƯA BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC TƯ VẤN, THAM VẤN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Số người gây bạo lực trên cơ sở giới ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Số người gây bạo lực trên cơ sở giới ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu về bạo lực gia đình từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NGƯỜI GÂY BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở MỨC CHƯA BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC TƯ VẤN, THAM VẤN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Số người gây bạo lực gia đình ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Số người gây bạo lực gia đình ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

- Đối với số liệu về người gây bạo lực trên cơ sở giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập thông qua báo cáo của các ngành y tế, tư pháp, công an; các cơ sở trợ giúp xã hội theo biểu mẫu cụ thể sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ NGƯỜI GÂY BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở MỨC CHƯA BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC TƯ VẤN, THAM VẤN

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: …...

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: người

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Số người gây bạo lực trên cơ sở giới ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Số người gây bạo lực trên cơ sở giới ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

3.3. Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng”.

3.3.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng là phần trăm số nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng so với tổng số nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện.

Các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng gồm:

a) Tại các cơ sở tiếp nhận, cơ sở hỗ trợ nạn nhân

- Tư vấn trợ giúp pháp lý (cung cấp thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân).

- Dịch vụ hỗ trợ y tế (khám chữa bệnh miễn phí, tư vấn chăm sóc sức khỏe, tâm lý).

- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm).

- Dịch vụ hỗ trợ chi phí tàu xe, tiền ăn đường trở về gia đình (riêng đối với trẻ em là nạn nhân được bố trí người đưa về gia đình).

- Dịch vụ được lưu trú tại các cơ sở tiếp nhận nạn nhân (không quá 15 ngày).

- Dịch vụ lưu trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân (không quá 30 ngày đối với nạn nhân bình thường và không quá 60 ngày đối với nạn nhân cần hỗ trợ sức khỏe, giáo dục, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn).

- Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội (nếu nạn nhân là trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa).

b) Tại cộng đồng

- Hỗ trợ tâm lý (tư vấn tâm lý).

- Hỗ trợ thủ tục pháp lý (cấp lại hộ khẩu, chứng minh thư, nếu là trẻ nhỏ có thể cấp giấy khai sinh).

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề (hỗ trợ tiền mua sách vở, học phí, học nghề).

- Trợ cấp khó khăn ban đầu (trợ cấp khó khăn, vay vốn).

Nạn nhân bị buôn bán trở về có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng là nạn nhân được các cơ quan chức năng phát hiện và có nhu cầu hỗ trợ được hưởng ít nhất một dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Công thức tính:

Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng (%)

=

Số nạn nhân bị buôn bán trở về có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng  trong kỳ

x

100

Tổng số nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện cùng kỳ

3.3.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số 509/PCTNXH-Sở

Ban hành kèm theo TT số 15/2019/TT-BLĐTBXH ngày 18/9/2019 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

TIẾP NHẬN, HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh …………………...

Đơn vị nhận báo cáo: Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

 

Đơn vị tính: người

Huyện/quận/ thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Số nạn nhân tiếp nhận

Số nạn nhân được hưởng các dịch vụ hỗ trợ

 

Tổng số

Nữ

Dưới 18 tuổi

Ngoại tỉnh

Tổng số

Hỗ trợ thiết yếu ban đầu

Hỗ trợ y tế

Tư vấn tâm lý

Trợ giúp pháp lý

Học văn hóa, học nghề

Vay vốn sản xuất

Trợ cấp khó khăn ban đầu

Số tiền được vay

A

1

2

3

4

5=(6 ... 1 2)

6

7

8

9

10

11

12

13

1. Huyện …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Huyện …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

3.4. Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.

3.4.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là số phần trăm cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới so với tổng số các cơ sở trợ giúp xã hội công lập.

Theo quy định tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội thì cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội gồm:

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;

- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội;

- Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội;

- Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động trợ giúp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới gồm:

- Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực trên cơ sở giới;

- Tư vấn (trực tiếp hoặc qua tổng đài điện thoại);

- Hỗ trợ nơi tạm lánh an toàn;

- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe;

- Hỗ trợ tư vấn, tham vấn tâm lý;

- Thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý;

- Chuyển tuyến;

- Quản lý ca;

- Tái hòa nhập cộng đồng…

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (%)

=

Số cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

x

100

Tổng số các cơ sở trợ giúp xã hội công lập

3.4.2. Hướng dẫn thu thập, sử dụng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số /

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: cơ sở

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Tổng số các cơ sở trợ giúp xã hội công lập

Trong đó: Số cơ sở trợ giúp xã hội công lập có triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

4. Hướng dẫn thu thập số liệu, báo cáo Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tế

4.1. Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2025 và 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2030

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ số giới tính khi sinh” thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia, mã số 0103.

4.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Trẻ mới sinh (hoặc trẻ sinh ra sống) là khi thai nhi được 22 tuần tuổi trở lên, tách ra khỏi người mẹ có biểu hiện của sự sống như thở, khóc, tim đập, cuống rốn đập, có phản xạ co rút cơ, phản xạ bú mút,…) dù chỉ sau 1 phút đứa trẻ chết.

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là số bé trai tính bình quân trên 100 bé gái mới được sinh ra trong kỳ, thường là một năm lịch.

Công thức tính:

Tỷ số giới tính khi sinh

=

Tổng số bé trai mới sinh trong kỳ

x

100

Tổng số số bé gái mới sinh trong kỳ

4.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Y tế và kết quả Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm 1 lần để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Y tế và kết quả Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm 1 lần để đánh giá việc thực hiện ở cấp tỉnh.

4.2.Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 42/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2025 và xuống dưới 42/100.000 vào năm 2030

Giám sát, đánh giá thực hiện chỉ tiêu tiêu này sử dụng chỉ thống kê “Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống”. Đây là chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia, mã số 0104.

4.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ (không do những nguyên nhân tình cờ như tai nạn, ngộ độc, tự tử,...), đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100.000 trẻ em sinh ra sống trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch).

4.2.2. Hướng dẫn thu thập, sử dụng

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Sử dụng số liệu báo cáo của Bộ Y tế và kết quả chính thức của Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm 1 lần để báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu ở cấp quốc gia.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Sử dụng số liệu báo cáo của Sở Y tế và kết quả chính thức của Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm 1 lần để báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu ở cấp tỉnh.

4.3. Chỉ tiêu 3: Tỷ suất sinh ở vị thành niên giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụ nữ xuống 18/1.000 vào năm 2025 và dưới 18/1.000 vào năm 2030.

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê có liên quan là “Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi”. Đây là chỉ tiêu có mã số 3.6.2 thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.

4.3.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi là tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ từ 10-19 tuổi trên một nghìn phụ nữ ở cùng nhóm tuổi.

Công thức tính:

Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi

=

Tổng số trẻ sinh ra sống  của phụ nữ từ 10-19 tuổi

x

1.000

Tổng số phụ nữ từ 10-19 tuổi

4.3.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Y tế và kết quả chính thức của Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm 1 lần để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Y tế và kết quả chính thức của Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm 1 lần để đánh giá việc thực hiện ở cấp tỉnh.

4.4. Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới đạt 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người đồng tính, song tính, chuyển giới”.

4.4.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế (công lập hoặc ngoài công lập) cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người đồng tính, song tính, chuyển giới là số phần trăm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới so với tổng số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

4.4.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Y tế để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/1 năm sau

SỐ CƠ SỞ Y TẾ CUNG CẤP THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI

Đơn vị báo cáo: Bộ Y tế

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: cơ sở y tế

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số

Tổng số cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người đồng tính, song tính, chuyển giới

A

B

1

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Y tế để phục vụ, theo dõi, đánh giá, báo cáo ở cấp tỉnh/thành phố theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ CƠ SỞ Y TẾ CUNG CẤP THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI

Đơn vị báo cáo: Sở Y tế

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: cơ sở y tế

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Tổng số cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người đồng tính, song tính, chuyển giới

A

B

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

5. Hướng dẫn thu thập số liệu và báo cáo Mục tiêu 5: Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

5.1. Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi

5.1.1. Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân

5.1.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân được hiểu là nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào Chương trình giảng dạy ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học.

5.1.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Thu thập số liệu từ báo cáo hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học.

- Thu thập số liệu từ báo cáo hành chính của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với các trường trung cấp, cao đẳng.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, đánh giá, báo cáo ở cấp tỉnh.

5.1.2. Tỷ lệ các trường sư phạm giảng dạy chính thức về giới, bình đẳng giới.

5.1.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ các trường sư phạm giảng dạy chính thức về giới, bình đẳng giới là số phần trăm trường sư phạm giảng dạy chính thức về giới, bình đẳng giới so với tổng số trường sư phạm.

5.1.2.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: …./GDĐT

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ TRƯỜNG SƯ PHẠM GIẢNG DẠY CHÍNH THỨC VỀ GIỚI, BÌNH ĐẲNG GIỚI

Đơn vị báo cáo: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: trường

 

Mã số

Tổng số trường sư phạm

Trong đó: Số trường sư phạm giảng dạy chính thức về giới, bình đẳng giới

A

B

1

2

Tổng số

 

 

 

- Trung ương

 

 

 

- Địa phương

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo để đánh giá việc thực hiện ở cấp tỉnh.

5.2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030

5.2.1. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học.

5.2.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là số phần trăm học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với tổng số học sinh học lớp 5 cuối năm học đó.

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi là số phần trăm học sinh 11 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với tổng số học sinh học lớp 5 của cuối năm học đó.

Tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học là số phần trăm học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t 4) so với tổng số học sinh lớp 1 đầu năm học (t).

Phân tổ chủ yếu: Loại hình; dân tộc; giới tính; khuyết tật; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5.2.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 30/6 năm báo cáo

TỶ LỆ HỌC SINH ĐƯỢC CÔNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC, TỶ LỆ HỌC SINH HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI, TỶ LỆ HỌC SINH HOÀN THÀNH CẤP TIỂU HỌC

Đơn vị báo cáo: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: %

 

Mã số

Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học

A

B

1

2

3

Tổng số

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Nữ

 

 

 

 

- Dân tộc thiểu số

 

 

 

 

- Khuyết tật

 

 

 

 

- Công lập

 

 

 

 

- Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

Tỉnh ….

 

 

 

 

Tỉnh …

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

5.2.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông, tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông

5.2.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là số phần trăm học sinh tốt nghiệp ở lớp cuối cấp học so với tổng số học sinh học ở lớp cuối mỗi cấp học đó đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông là số phần trăm học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học (t 3) so với tổng số học sinh lớp 10 đầu năm học (t).

Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông là số phần trăm học sinh được tuyển mới vào lớp 10 trong năm học (t 1) so với tổng số học sinh được tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t).

Phân tổ chủ yếu: Dân tộc; giới tính; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5.2.2.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số: ….

Ngày nhận báo cáo: 30/6 năm báo cáo

TỶ LỆ HỌC SINH TỐT NGHIỆP THPT, TỶ LỆ HỌC SINH HOÀN THÀNH CẤP THPT, TỶ LỆ CHUYỂN CẤP TỪ THCS LÊN THPT

Đơn vị báo cáo: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: %

 

Mã số

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông

Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông

A

B

1

2

3

Tổng số

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Nữ

 

 

 

 

- Dân tộc thiểu số

 

 

 

 

- Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

Tỉnh ….

 

 

 

 

Tỉnh …

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

5.3. Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Số học viên, học sinh, sinh viên tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp”.

5.3.1. Khái niệm, phương pháp tính

Người học giáo dục nghề nghiệp là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên:

- Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

- Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây: (i) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; (ii) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; (iii) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng; (iv) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.

Thời gian đào tạo của các trình độ: Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

5.3.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số 203_1_HSTM/GDNN-Sở

Ban hành kèm theo TT số 15/2019/TT-BLĐTBXH ngày 18/9/2019 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ HỌC VIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN TUYỂN MỚI THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Kỳ báo cáo: năm 20…..

(Từ 01/1 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

 

Đơn vị tính: người

 

Mã số

Tổng số

Trong đó Nữ

Chia theo trình độ đào tạo

Dưới 3 tháng

Trong đó nữ

Sơ cấp

Trong đó nữ

Trung cấp

Trong đó nữ

Cao đẳng

Trong đó nữ

A

B

 

1

2

 

3

 

4

 

5

 

Tổng số

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thuộc cơ sở công lập

111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thuộc cơ sở trung ương quản lý

112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân tộc ít người

114

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường Cao đẳng

121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường Trung cấp

122

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

Trung tâm dạy giáo dục NN

123

 

 

 

 

 

 

x

 

x

 

Cơ sở khác có đăng ký GDNN

124

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

5.4. Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt không dưới 50% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ” thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia, mã số 0410.

5.4.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ là số phần trăm nữ thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương trong tổng số thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ (%)

=

Tổng số nữ thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương

x

100

Tổng số thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương

5.4.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

Bộ/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng kết quả Tổng điều tra dân số 10 năm 1 lần; Điều tra biến động dân số hàng năm; Điều tra lao động việc làm hàng năm do Tổng cục Thống kê cung cấp để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

6. Hướng dẫn thu thập số liệu, báo cáo Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông

6.1. Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê có liên quan là “Tỷ lệ dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới”.

6.1.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới là số phần trăm dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới so với tổng dân số.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới (%)

=

Dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới

x

100

Tổng dân số

6.1.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu như sau:

Hằng năm, Bộ tổng hợp số liệu từ báo cáo của các địa phương để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu này.

Tổ chức điều tra xã hội học về tiếp cận các kiến thức cơ bản về bình đẳng giới ít nhất 2 lần (vào năm 2024 và 2029) để đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu ở cấp quốc gia vào dịp sơ kết và tổng kết Chiến lược.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập, tổng hợp số liệu từ báo cáo của các cấp, ngành (thông qua các hoạt động truyền thông được triển khai, bao gồm cả độ bao phủ của hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình). Ngoài ra, căn cứ khả năng thực tế, có thể tổ chức điều tra xã hội học để đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu ở cấp tỉnh.

6.2. Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê có liên quan là chỉ tiêu “Tỷ lệ tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới”.

6.2.1. Khái niệm, phương pháp tính

Là số phần trăm tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới so với tổng số tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể.

Tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới là tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, tiếp cận, cập nhật thông tin về bình đẳng giới thông qua các tài liệu tuyên truyền về bình đẳng giới; hoặc tham gia các cuộc họp, tập huấn về bình đẳng giới và có kế hoạch, quy định thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình.

Công thức tính:

Tỷ lệ tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới (%)

=

Số tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới

x

100

Tổng số tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể

6.2.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ báo cáo của các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể ở cấp trung ương để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ báo cáo của các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, sở, ban, ngành, đoàn thể ở cấp địa phương để đánh giá việc thực hiện ở cấp tỉnh.

6.3. Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở”.

6.3.1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở là số phần trăm xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở so với tổng số xã, phường, thị trấn.

Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân ở xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác.

Công thức tính:

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở (%)

=

Số xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở

x

100

Tổng số xã, phường, thị trấn

6.3.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số:

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN MỖI QUÝ CÓ ÍT NHẤT 04 TIN, BÀI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN CƠ SỞ

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo:

Bộ Thông tin-Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: xã, phường, thị trấn

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số

Tổng số xã, phường, thị trấn

Trong đó: Số xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở cơ

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông để đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu ở cấp tỉnh theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số:

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN MỖI QUÝ CÓ ÍT NHẤT 04 TIN, BÀI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN CƠ SỞ

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Thông tin-Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: xã, phường, thị trấn

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Tổng số xã, phường, thị trấn

Trong đó: Số xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở cơ

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

6.4. Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng

Theo dõi, đánh giá thực hiện chỉ tiêu này sử dụng chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng”.

6.4.1. Khái niệm, phương pháp tính

Chuyên mục, chuyên đề phát thanh/truyền hình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là những chuyên mục, chuyên đề được xây dựng với chủ đề về giới, bình đẳng giới, được phát sóng mang tính định kỳ.

Công thức tính:

Tỷ lệ đài phát thanh, truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng (%)

=

Số đài phát thanh, truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng

x

100

Tổng số đài phát thanh, truyền hình

6.4.2. Hướng dẫn thu thập, báo cáo và sử dụng số liệu

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông để đánh giá việc thực hiện ở cấp quốc gia theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số:

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH CÓ CHUYÊN MỤC, CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HÀNG THÁNG

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin-Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: đài phát thanh, truyền hình

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số

Tổng số đài phát thanh, truyền hình

Trong đó: Số đài phát thanh, truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng

A

B

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập số liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông để đánh giá việc thực hiện ở cấp tỉnh theo biểu mẫu sau:

 

Biểu số:

Ngày nhận báo cáo: 15/01 năm sau

SỐ ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH CÓ CHUYÊN MỤC, CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HÀNG THÁNG

Kỳ báo cáo: năm 20…

(01/01 đến 31/12)

Đơn vị báo cáo: Sở Thông tin-Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đơn vị tính: đài phát thanh, truyền hình

Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Mã số

Tổng số đài phát thanh, truyền hình

Trong đó, số đài phát thanh, truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng

A

B

1

2

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

...., ngày... tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC

1. Số liệu về thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công của người từ 15 tuổi trở lên

Stt

Tên tỉnh/thành phố

Thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công bình quân trong 1 ngày của người từ 15 tuổi trở lên (giờ)

Nữ so với Nam (lần)

Chung

Nam

Nữ

I

Cả nước năm 2019

1.99

1.28

2.69

2.11

II

Phân theo tỉnh/ thành phố

 

 

 

 

1

Hà Nội

1.89

1.22

2.51

2.06

2

Hà Giang

1.45

1.05

1.85

1.76

3

Cao Bằng

1.73

1.31

2.15

1.64

4

Bắc Kạn

1.79

1.37

2.24

1.64

5

Tuyên Quang

1.67

1.17

2.17

1.86

6

Lào Cai

2.04

1.42

2.67

1.87

7

Điện Biên

1.64

1.04

2.26

2.18

8

Lai Châu

1.68

1.18

2.20

1.87

9

Sơn La

1.52

0.92

2.12

2.31

10

Yên Bái

1.92

1.20

2.64

2.20

11

Hòa Bình

1.26

0.88

1.64

1.87

12

Thái Nguyên

1.77

1.19

2.31

1.93

13

Lạng Sơn

1.92

1.40

2.46

1.76

14

Quảng Ninh

2.00

1.16

2.87

2.47

15

Bắc Giang

2.03

1.45

2.60

1.79

16

Phú Thọ

2.02

1.31

2.71

2.06

17

Vĩnh Phúc

1.94

1.31

2.54

1.94

18

Bắc Ninh

2.04

1.34

2.70

2.01

19

Hải Dương

2.30

1.68

2.88

1.72

20

Hải Phòng

1.94

1.20

2.64

2.20

21

Hưng Yên

2.29

1.58

2.95

1.86

22

Thái Bình

2.93

2.31

3.51

1.52

23

Hà Nam

1.73

1.22

2.21

1.81

24

Nam Định

2.29

1.62

2.90

1.79

25

Ninh Bình

2.24

1.49

2.96

1.99

26

Thanh Hóa

2.16

1.38

2.90

2.10

27

Nghệ An

2.08

1.27

2.83

2.23

28

Hà Tĩnh

1.97

1.04

2.83

2.71

29

Quảng Bình

2.69

1.72

3.62

2.11

30

Quảng Trị

1.86

1.02

2.66

2.59

31

Thừa Thiên - Huế

1.83

1.11

2.52

2.27

32

Đà Nẵng

2.31

1.65

2.93

1.77

33

Quảng Nam

2.20

1.31

3.05

2.33

34

Quảng Ngãi

2.27

1.47

3.04

2.07

35

Bình Định

2.00

1.25

2.72

2.18

36

Phú Yên

1.71

0.86

2.59

3.02

37

Khánh Hòa

1.57

0.85

2.29

2.71

38

Ninh Thuận

1.68

0.92

2.46

2.68

39

Bình Thuận

2.07

1.14

3.01

2.65

40

Kon Tum

1.50

1.05

1.94

1.84

41

Gia Lai

1.56

0.92

2.21

2.41

42

Đắk Lắk

1.65

0.97

2.35

2.42

43

Đắk Nông

1.40

0.80

2.07

2.59

44

Lâm Đồng

1.66

1.06

2.26

2.13

45

Bình Phước

2.13

1.41

2.87

2.04

46

Tây Ninh

2.04

1.37

2.72

1.98

47

Bình Dương

1.78

1.30

2.27

1.75

48

Đồng Nai

2.37

1.64

3.10

1.89

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

2.29

1.46

3.13

2.14

50

TP. Hồ Chí Minh

2.18

1.38

2.93

2.12

51

Long An

1.87

1.22

2.51

2.06

52

Tiền Giang

1.63

0.93

2.31

2.50

53

Bến Tre

2.06

1.22

2.85

2.34

54

Trà Vinh

1.77

0.96

2.56

2.66

55

Vĩnh Long

1.88

1.17

2.56

2.18

56

Đồng Tháp

1.60

0.99

2.21

2.25

57

An Giang

2.12

1.18

3.06

2.59

58

Kiên Giang

1.95

1.11

2.85

2.56

59

Cần Thơ

1.94

1.22

2.68

2.20

60

Hậu Giang

1.63

0.90

2.38

2.65

61

Sóc Trăng

2.07

1.19

2.96

2.48

62

Bạc Liêu

1.86

1.06

2.69

2.55

63

Cà Mau

2.17

1.25

3.14

2.51

Nguồn: Biên soạn từ kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.

 

2. Tỷ số giới tính khi sinh

 

Tỷ số giới tính khi sinh trong 12 tháng trước 1/4/2019
(Số bé trai/100 bé gái)

Chung

Thành thị

Nông thôn

TOÀN QUỐC

111.5

110.8

111.8

Vùng kinh tế - xã hội

 

 

 

Trung du và miền núi phía Bắc

114.2

117.7

113.4

Đồng bằng sông Hồng

115.5

112.1

117.2

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

109.4

109.1

109.5

Tây Nguyên

108.6

108.8

108.5

Đông Nam Bộ

111.0

111.1

110.8

Đồng bằng sông Cửu Long

106.9

105.1

107.5

Tỉnh, thành phố

 

 

 

Hà Nội

116.9

116.2

117.5

Hà Giang

108.6

166.3

100.8

Cao Bằng

113.1

115.0

112.6

Bắc Kạn

104.5

86.4

109.2

Tuyên Quang

110.3

131.1

107.6

Lào Cai

116.1

123.8

113.8

Điện Biên

104.3

109.9

103.6

Lai Châu

107.1

106.3

107.2

Sơn La

121.8

120.9

121.9

Yên Bái

101.3

118.3

98.0

Hòa Bình

121.8

111.7

123.6

Thái Nguyên

115.0

110.3

117.4

Lạng Sơn

118.7

131.3

115.5

Quảng Ninh

106.1

101.5

113.7

Bắc Giang

126.3

137.1

125.2

Phú Thọ

108.6

95.7

111.5

Vĩnh Phúc

119.8

108.8

123.5

Bắc Ninh

111.5

110.4

111.9

Hải Dương

115.2

100.5

120.6

Hải Phòng

117.3

110.5

122.0

Hưng Yên

123.6

127.8

123.1

Thái Bình

108.4

94.7

110.2

Hà Nam

125.3

85.7

135.8

Nam Định

113.8

132.1

110.5

Ninh Bình

113.8

125.6

110.8

Thanh Hoá

114.9

113.0

115.2

Nghệ An

110.5

108.2

110.9

Hà Tĩnh

115.2

114.0

115.5

Quảng Bình

101.1

105.1

100.1

Quảng Trị

101.5

98.7

102.7

Thừa Thiên Huế

101.1

95.7

106.1

Đà Nẵng

107.9

107.2

111.8

Quảng Nam

105.8

109.7

104.5

Quảng Ngãi

106.2

105.3

106.4

Bình Định

108.5

115.3

105.4

Phú Yên

111.0

122.9

107.2

Khánh Hoà

111.0

104.0

115.5

Ninh Thuận

107.2

106.4

107.5

Bình Thuận

112.0

130.9

103.1

Kon Tum

98.1

89.2

101.5

Gia Lai

106.2

114.3

103.8

Đắk Lắk

110.0

102.8

112.3

Đắk Nông

108.4

125.0

105.8

Lâm Đồng

115.8

115.2

116.1

Bình Phước

112.7

109.6

113.7

Tây Ninh

106.2

87.1

111.0

Bình Dương

106.7

106.8

106.7

Đồng Nai

105.4

105.6

105.3

Bà Rịa-Vũng Tàu

121.1

143.5

96.0

TP. Hồ Chí Minh

114.1

111.6

123.5

Long An

119.8

112.3

121.2

Tiền Giang

96.9

96.7

97.0

Bến Tre

109.7

102.8

110.4

Trà Vinh

105.8

107.7

105.4

Vĩnh Long

112.7

87.8

118.3

Đồng Tháp

112.2

113.0

112.0

An Giang

113.2

104.2

117.7

Kiên Giang

97.7

112.4

93.1

Cần Thơ

99.7

95.4

109.1

Hậu Giang

102.6

102.7

102.6

Sóc Trăng

109.9

110.7

109.5

Bạc Liêu

109.1

110.2

108.8

Cà Mau

102.5

119.7

98.2

Nguồn: Biên soạn từ kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.

3. Tỷ suất sinh ở tuổi vị thành niên từ 15-19 tuổi (trong 12 tháng trước 01/4/2019)

Đơn vị:Trẻ sinh sống/1000 phụ nữ

Nhóm tuổi

Chung

Thành thị

Nông thôn

TOÀN QUỐC

35

16

45

Hà Nội

16

6

27

Hà Giang

119

41

132

Cao Bằng

96

32

111

Bắc Kạn

112

32

132

Tuyên Quang

78

30

85

Lào Cai

101

28

120

Điện Biên

141

28

155

Lai Châu

133

49

145

Sơn La

136

56

146

Yên Bái

103

27

120

Hoà Bình

66

16

75

Thái Nguyên

30

12

39

Lạng Sơn

46

20

52

Quảng Ninh

33

24

46

Bắc Giang

32

25

33

Phú Thọ

49

22

54

Vĩnh Phúc

37

25

41

Bắc Ninh

30

28

30

Hải Dương

27

20

29

Hải Phòng

21

10

31

Hưng Yên

30

25

31

Thái Bình

24

11

26

Hà Nam

28

25

29

Nam Định

32

28

32

Ninh Bình

28

23

29

Thanh Hoá

42

29

44

Nghệ An

34

22

36

Hà Tĩnh

22

14

23

Quảng Bình

22

18

23

Quảng Trị

36

22

42

Thừa Thiên Huế

17

13

20

Đà Nẵng

11

10

21

Quảng Nam

33

24

36

Quảng Ngãi

33

14

36

Bình Định

26

9

34

Phú Yên

30

19

35

Khánh Hoà

29

17

38

Ninh Thuận

45

22

56

Bình Thuận

31

24

35

Kon Tum

65

34

78

Gia Lai

74

37

87

Đắk Lắk

56

30

63

Đắk Nông

61

25

66

Lâm Đồng

40

16

56

Bình Phước

45

19

52

Tây Ninh

30

26

31

Bình Dương

23

21

31

Đồng Nai

17

9

21

Bà Rịa-Vũng Tàu

19

16

22

TP. Hồ Chí Minh

7

6

14

Long An

21

12

23

Tiền Giang

22

22

22

Bến Tre

28

20

28

Trà Vinh

29

8

34

Vĩnh Long

22

18

23

Đồng Tháp

27

24

28

An Giang

35

31

37

Kiên Giang

37

31

39

Cần Thơ

18

16

24

Hậu Giang

28

28

29

Sóc Trăng

33

32

33

Bạc Liêu

32

24

35

Cà Mau

42

28

46

Nguồn: Biên soạn từ kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.

4. Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ

TT

Đơn vị hành chính

Tỷ lệ nữ/tổng số

Thạc sỹ (%)

Tiến sỹ (%)

1

Toàn quốc

44.27

25.50

2

Hà Nội

48.13

28.41

3

Hà Giang

36.24

-

4

Cao Bằng

48.03

-

5

Bắc Kạn

44.85

-

6

Tuyên Quang

43.08

50.26

7

Lào Cai

38.07

-

8

Điện Biên

39.87

-

9

Lai Châu

33.87

-

10

Sơn La

43.75

50.00

11

Yên Bái

43.77

-

12

Hoà Bình

43.44

50.68

13

Thái Nguyên

53.57

46.33

14

Lạng Sơn

45.69

-

15

Quảng Ninh

43.21

24.80

16

Bắc Giang

38.68

-

17

Phú Thọ

40.11

25.69

18

Vĩnh Phúc

39.37

25.74

19

Bắc Ninh

41.53

17.38

20

Hải Dương

42.46

25.78

21

Hải Phòng

44.41

25.59

22

Hưng Yên

43.40

25.65

23

Thái Bình

42.40

52.37

24

Hà Nam

41.77

-

25

Nam Định

38.57

-

26

Ninh Bình

45.82

-

27

Thanh Hoá

39.18

50.94

28

Nghệ An

42.48

25.17

29

Hà Tĩnh

32.55

-

30

Quảng Bình

39.71

50.37

31

Quảng Trị

40.68

51.14

32

Thừa Thiên Huế

48.02

30.73

33

Đà Nẵng

48.49

25.81

34

Quảng Nam

40.92

-

35

Quảng Ngãi

35.03

50.95

36

Bình Định

41.91

25.79

37

Phú Yên

40.34

50.07

38

Khánh Hoà

36.79

20.38

39

Ninh Thuận

36.41

-

40

Bình Thuận

34.77

-

41

Kon Tum

38.00

-

42

Gia Lai

38.94

-

43

Đắk Lắk

39.23

49.92

44

Đắk Nông

26.69

-

45

Lâm Đồng

39.13

25.04

46

Bình Phước

31.62

-

47

Tây Ninh

46.40

-

48

Bình Dương

38.81

25.11

49

Đồng Nai

37.44

25.27

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

35.03

16.82

51

Thành phố Hồ Chí Minh

45.45

28.43

52

Long An

40.51

-

53

Tiền Giang

41.93

-

54

Bến Tre

41.33

-

55

Trà Vinh

40.75

51.48

56

Vĩnh Long

42.57

51.38

57

Đồng Tháp

39.88

50.51

58

An Giang

31.37

16.99

59

Kiên Giang

31.32

24.80

60

Cần Thơ

43.78

31.83

61

Hậu Giang

37.23

-

62

Sóc Trăng

32.78

-

63

Bạc Liêu

33.59

-

64

Cà Mau

28.78

-

Nguồn: Biên soạn từ kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.