BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2839/TCT-DNL | Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
(Đ/c: Phòng 605, Tòa nhà Mặt Trời Sông Hồng, 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Tổng cục Thuế nhận được văn bản số 03/2024JCCI ngày 19/2/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất một số nội dung liên quan đến cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) tại Việt Nam. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định:
“16. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.”.
- Khoản 7 Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế quy định :
“7. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA được thực hiện theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế. Đối với các APA song phương hoặc đa phương có liên quan đến quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nước ngoài, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
…”
- Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 45/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 hướng dẫn việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định về thời gian có hiệu lực của APA như sau:
“2. Thời gian có hiệu lực của APA đã ký kết tối đa là 03 năm tính thuế nhưng không vượt quá số năm thực tế người nộp thuế đã hoạt động sản xuất kinh doanh và kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Như vậy các nội dung được Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất tại văn bản số 03/2024JCCI đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý thuế. Đối với các kiến nghị của Quý Hiệp hội, Tổng cục Thuế ghi nhận để tổng hợp, đánh giá trong quá trình thực hiện cơ chế này, từ đó báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm phù hợp.
Tổng cục Thuế trả lời Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Luật Quản lý thuế 2019
- 2 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 3 Thông tư 45/2021/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 884/TCT-CS năm 2022 về phương pháp xác định giá tính thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn 879/TCT-CS năm 2023 về xác định giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên khai thác để áp dụng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 2292/TCT-CS năm 2023 về hướng dẫn xác định giá tính thuế tài nguyên mới do Tổng cục Thuế ban hành
- 1 Công văn 884/TCT-CS năm 2022 về phương pháp xác định giá tính thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 879/TCT-CS năm 2023 về xác định giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên khai thác để áp dụng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 2292/TCT-CS năm 2023 về hướng dẫn xác định giá tính thuế tài nguyên mới do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 3874/TCT-TTKT năm 2024 tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo liên quan đến thông tin cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn 4289/TCT-KK năm 2024 trả lời phản ánh, kiến nghị về việc hướng dẫn về kê khai hóa đơn bỏ sót do Tổng cục Thuế ban hành