VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2871/VKSTC-V1 | Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
Kính gửi: | - Đ/c Viện trưởng VKSND tỉnh, TP trực thuộc trung ương; |
Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-VKSTC ngày 28/02/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao trong việc thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân, công tác thi hành án và kiến nghị của Quốc hội tại kỳ họp Thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Vụ 1 được giao chủ trì, phối hợp với Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5 và Vụ 6 nghiên cứu tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ 1 đề nghị các đồng chí chỉ đạo tổng hợp khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật TTHS, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự. Trong đó, tập trung vào những vấn đề chưa được nhận thức thống nhất hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, cụ thể như:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra “các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài_nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra” (đoạn 2 khoản 2 Điều 20 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra “vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra” (Khoản 2 Điều 19 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh “tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để đảm bảo khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an” (đoạn 2 khoản 2 Điều 17 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra “Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra” (khoản 2 Điều 16 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân” (khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Những vấn đề khác, nếu thấy có khó khăn, vướng mắc.
- Những đề xuất, kiến nghị của Viện kiểm sát cấp tỉnh, đơn vị.
Báo cáo gửi đến Vụ 1 VKSND tối cao trước ngày 20/7/2020 để Vụ 1 tổng hợp, phối hợp với các đơn vị tham mưu với lãnh đạo VKSND tối cao hướng dẫn thống nhất thực hiện./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Công văn 5024/VKSTC-V14 năm 2018 về giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Hướng dẫn 23/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4 Thông báo 892/TB-VKSTC năm 2020 về vụ án hình sự Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy án phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành