BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 288/BXD-VLXD | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2015 |
Kính gửi: Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh
Bộ Xây dựng nhận được công văn số 018/XNK ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh về việc hướng dẫn xuất khẩu sản phẩm cao lanh pyrophyllite. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Sản phẩm cao lanh pyrophyllite đề nghị xuất khẩu của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh có nguồn gốc khai thác từ khu vực mỏ Tấn Mài, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh tại Quyết định số 1331/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 2007 (thân quặng 3A) và Quyết định số 1738/GP-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2010 (thân quặng II).
Theo quy định tại khoản 2, điều 4 Thông tư 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thì sản phẩm cao lanh pyrophyllite không nằm trong danh mục khoáng sản hạn chế xuất khẩu và được phép xuất khẩu sau khi được chế biến đủ điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản theo quy định (hàm lượng Al2O3 ≥ 17%, kích thước cỡ hạt ≤ 100 mm).
Theo báo cáo của Công ty, vừa qua Công ty có nhận được đơn hàng yêu cầu xuất khẩu của đối tác Nhật Bản (có biên bản ghi nhớ kèm theo) đối với sản phẩm cao lanh pyrophyllite có hàm lượng Al2O3 < 17%, số lượng xuất khẩu dự kiến từ năm 2015 là 20.000 tấn/năm. Sản phẩm cao lanh pyrophyllite của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã qua quá trình chế biến sâu tại cơ sở xay nghiền của Công ty với công suất 100.000 tấn/năm. Trong thực tế, loại cao lanh pyrophyllite có hàm lượng Al2O3 < 17% thường có giá trị thương phẩm thấp và chỉ được sử dụng rất hạn chế trong công nghiệp sản xuất gốm, sứ, vật liệu chịu lửa,…nên lượng tiêu thụ trong nước với loại sản phẩm này rất ít hoặc phải loại bỏ như chất thải rất lãng phí và tốn kém. Việc xuất khẩu chủng loại cao lanh này sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và đã làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản (giá thành nguyên liệu đầu vào khoảng trên 300.000 đồng/tấn và giá xuất khẩu sản phẩm sau chế biến dự kiến khoảng 900.000 đồng/tấn).
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến, Bộ Xây dựng đồng ý cho Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh được xuất khẩu sản phẩm cao lanh pyrophyllite đã qua chế biến có hàm lượng Al2O3 < 17% với điều kiện đảm bảo đầy đủ hồ sơ xuất khẩu khoáng sản theo quy định tại điều 5, Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng trả lời để quý Công ty được biết và phối hợp với các cơ quan liên quan làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 22/BXD-VLXD năm 2017 về xuất khẩu sản phẩm Bentonit Supergel dùng trong lĩnh vực xây dựng và cầu đường do Bộ xây dựng ban hành
- 2 Công văn 3261/BXD-VLXD năm 2014 về xuất khẩu sản phẩm đá đã gia công, chế biến của Công ty cổ phần Phước Hòa Fico do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Công văn 07/BXD-VLXD năm 2014 hướng dẫn xuất khẩu sản phẩm đá đã gia công chế biến do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Công văn 82/BXD-VLXD năm 2013 xuất khẩu sản phẩm gia công, chế biến từ đá của Công ty Cổ phần Phước Hòa FICO do Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Thông tư 04/2012/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 1 Công văn 22/BXD-VLXD năm 2017 về xuất khẩu sản phẩm Bentonit Supergel dùng trong lĩnh vực xây dựng và cầu đường do Bộ xây dựng ban hành
- 2 Công văn 3261/BXD-VLXD năm 2014 về xuất khẩu sản phẩm đá đã gia công, chế biến của Công ty cổ phần Phước Hòa Fico do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Công văn 07/BXD-VLXD năm 2014 hướng dẫn xuất khẩu sản phẩm đá đã gia công chế biến do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Công văn 82/BXD-VLXD năm 2013 xuất khẩu sản phẩm gia công, chế biến từ đá của Công ty Cổ phần Phước Hòa FICO do Bộ Xây dựng ban hành