BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2895/LĐTBXH-QHLĐTL | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2018 |
Kính gửi: ............................................................................
Triển khai thực hiện chương trình công tác năm 2018, để có cơ sở nghiên cứu, đề xuất kiến nghị sửa đổi chính sách pháp luật và các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố báo cáo đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại địa phương (theo đề cương tại phụ lục 1, 2 đính kèm).
2. Các đơn vị đang thực hiện thí điểm thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp báo cáo đánh giá tình hình hình thực hiện thí điểm ngành, nhóm doanh nghiệp (theo đề cương tại phụ lục 3, 4 đính kèm).
Báo cáo bằng văn bản của Quý cơ quan đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Quan hệ lao động và Tiền lương) trước ngày 15/8/2018 đồng thời gửi vào hộp thư điện tử: nguyetpm@molisa.gov.vn.
Đề nghị quý Cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 03
(Kèm theo công văn số 2895/LĐTBXH-LĐTL ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm/ngành…………………………..
I. Đặc điểm chung của các đơn vị được chọn thí điểm:
- Thông tin chung về các doanh nghiệp tham gia: số doanh nghiệp tham gia ngành nghề kinh doanh chính, tổng số lao động, số doanh nghiệp đã ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp... (có biểu phụ lục danh sách các doanh nghiệp tham gia thỏa ước kèm theo).
- Thuận lợi, khó khăn
II. Quá trình triển khai thực hiện
1. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức quán triệt tập thể lao động; nhận thức của các doanh nghiệp khi tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm.
2. Quy trình, các bước thực hiện thương lượng và ký kết thỏa ước:
- Công tác chuẩn bị: tập hợp ý kiến; xác định các chủ thể tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp; quy trình đề xuất và lấy ý kiến các nội dung thương lượng; công tác chuẩn bị cho các phiên thương lượng.
- Các bước tiến hành.
- Kết quả đạt được
- Vai trò của bên liên quan (liên đoàn lao động, tổ chức công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp đại diện người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương) trong việc hỗ trợ thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp. (Ghi chú: đơn vị báo cáo nêu rõ vai trò của mình trong việc tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước)
3. Sửa đổi, bổ sung; nội dung sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Kết quả thực hiện
- Thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước ngành, nhóm so với thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
- Kết quả thực hiện đối với từng nội dung của thỏa ước: số doanh nghiệp thực hiện bằng hoặc cao hơn các nội dung quy định trong thỏa ước; số doanh nghiệp chưa thực hiện được theo thỏa ước (chi tiết theo phụ lục 4)
6. Đánh giá chung, bài học kinh nghiệm
- Tác động của thỏa ước (đối với tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhận thức và quan tâm của các bên đến thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành và cấp doanh nghiệp) đã tham gia và chưa tham gia tới thỏa ước.
- Sự lan tỏa của thỏa ước.
III. Đề xuất, kiến nghị (về quy trình đề xuất, thương lượng, lấy ý kiến người lao động, người sử dụng lao động; đăng ký thỏa ước....)
Đơn vị: …………….
Phụ lục 4
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ NHÓM/NGÀNH…………….
STT | Nội dung | Tổng số lao động | Kết quả thực hiện nội dung thỏa ước nhóm/ngành | ||||||
Nội dung 1 (ví dụ tiền lương) | Nội dung 2 | Nội dung 3 | …. | ... | .. | Nội dung n | |||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | .... | … | .. | n |
I | Thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp…. |
| Mức đạt được trong TƯ nhóm, ngành | Mức đạt được trong TƯ nhóm, ngành | Mức đạt được trong TƯ nhóm, ngành |
|
|
| Mức đạt được trong TƯ nhóm, ngành |
II | Kết quả thực hiện của các DN tham gia TƯ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công ty A |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Công ty B |
|
|
|
|
|
|
|
|
… | …… |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tại cột (2), (3), (4)...(n) doanh nghiệp báo cáo mức doanh nghiệp đang áp dụng tương ứng với từng nội dung
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo công văn số 2895/LĐTBXH-LĐTL ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo tình hình thực hiện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
(Áp dụng cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. Tình hình triển khai thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
1. Thông tin chung
- Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, chia theo loại hình doanh nghiệp.
- Tổng số lao động đang làm việc chia theo loại hình doanh nghiệp.
2. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền các quy định của pháp luật về thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
3. Tình hình thực hiện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp
- Nhận thức của các bên về thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Quy trình thương lượng tập thể diễn ra tại doanh nghiệp.
- Nội dung chủ yếu các bên đưa ra thương lượng tập thể, chất lượng của thỏa ước lao động tập thể. Tình hình thu nhập và đời sống của người lao động, tiền lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi của doanh nghiệp đạt được thông qua thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Số cuộc tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể.
- Kết quả số thỏa ước lao động tập thể được ký kết.
(Chi tiết tổng hợp theo biểu phụ lục 2 kèm theo)
II. Đối với những địa phương có đơn vị thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp, đề nghị báo cáo thêm về kết quả triển khai thực hiện, cụ thể:
1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện.
2. Thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
3. Kết quả thực hiện thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp
Tổng số doanh nghiệp tham gia, trong đó: số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, số doanh nghiệp chưa có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, lý do?
4. Kết quả triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp.
III. Đánh giá chung
1. Khó khăn, thuận lợi, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
2. Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức công đoàn trong việc triển khai, hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể (kế hoạch, biện pháp thực hiện, biện pháp hỗ trợ).
3. Tác động của thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể đến quan hệ lao động tại Việt Nam.
IV. Đề xuất, kiến nghị, giải pháp trong thời gian tới
1. Về pháp luật (đề xuất, kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động và pháp luật có liên quan);
2. Về tổ chức thực hiện;
3. Về điều kiện, nguồn lực;
4. Các đề xuất kiến nghị khác.
Phụ lục 2
Đơn vị: Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố…………..
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2014 - 2017
TT | Số thỏa ước lao động tập thể | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 |
1 | 2 | 4 | 5 | 6 | 7 |
I | Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
II | Tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
III | Tổng số doanh nghiệp có Thỏa ước lao động tập thể |
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
IV | Tổng số thỏa ước lao động tập thể được Sở tiếp nhận |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
1 | Thỏa ước lao động tập thể còn hiệu lực |
|
|
|
|
2 | Thỏa ước lao động tập thể hết hạn chưa sửa đổi, bổ sung |
|
|
|
|
3 | Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu |
|
|
|
|
V | Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
1 | Số lao động ở doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
|
2 | Số lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
3 | Số doanh nghiệp ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
4 | Số lao động ở doanh nghiệp có thỏa ước |
|
|
|
|
- 1 Thông báo 39/2019/TB-LPQT hiệu lực của Công ước 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (Convention No. 98 concerning the Application of the principles of the Right to Organise and to Bargain Collectively) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2 Hướng dẫn 1580/HD-TLĐ năm 2014 đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của Công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3 Bộ Luật lao động 2012
- 4 Công văn 3425/LĐTBXH-LĐTL thực hiện thí điểm ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Quyết định 1846/QĐ-LĐTBXH năm 2008 về việc thí điểm thực hiện thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Quyết định 1846/QĐ-LĐTBXH năm 2008 về việc thí điểm thực hiện thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 3425/LĐTBXH-LĐTL thực hiện thí điểm ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Hướng dẫn 1580/HD-TLĐ năm 2014 đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của Công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4 Thông báo 39/2019/TB-LPQT hiệu lực của Công ước 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (Convention No. 98 concerning the Application of the principles of the Right to Organise and to Bargain Collectively) do Bộ Ngoại giao ban hành