Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2959/BHXH-CSXH
V/v Hướng dẫn thực hiện chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện.

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2009

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An

Thực hiện Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg) và Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH), Thông tư số 102/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 102/2009/TT-BTC) về chuyển bảo hiểm xã hội (BHXH) nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số điểm để thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ CHUYỂN ĐỔI THỜI GIAN ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI NÔNG DÂN NGHỆ AN SANG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

1. Về đối tượng áp dụng: Bao gồm đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

- Người lao động đang tham gia BHXH nông dân Nghệ An (kể cả người đang tạm dừng đóng) có nguyện vọng được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

- Người lao động đang tham gia BHXH nông dân Nghệ An (kể cả người đang tạm dừng đóng) có nguyện vọng dừng tham gia BHXH để hưởng trợ cấp một lần;

- Người nghỉ hưu đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An (kể cả người hưởng trợ cấp hưu bị đình chỉ trong thời gian thi hành án tù giam).

2. Về xác định thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An để chuyển sang bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.1. Chuyển đổi thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện:

2.1.1. Thời gian tham gia BHXH nông dân Nghệ An chuyển đổi thành thời gian tham gia BHXH tự nguyện.

Căn cứ vào thời gian đóng, mức đóng BHXH nông dân Nghệ An từng năm ghi trong sổ BHXH nông dân đối với từng người để chuyển đổi thành thời gian tham gia BHXH tự nguyện của năm đó theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH của những tháng phải chuyển đổi. Các tháng có mức thu nhập đóng BHXH nông dân tính bằng hoặc cao hơn tiền lương tối thiểu chung không phải chuyển đổi mà giữ nguyên thời gian.

2.1.2. Chuyển đổi mức đóng BHXH nông dân thành mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân.

Mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân được tính bằng mức tiền đóng BHXH nông dân của 1 tháng chia cho 15% nếu là thời gian trước năm 2007, chia cho 16% nếu là thời gian từ năm 2007 trở đi.

2.2. Đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi: Việc đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi và số tiền đóng bù, thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

2.3. Bảo lưu thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An:

Người lao động không có nguyện vọng thực hiện việc chuyển đổi thì thời gian đã tham gia BHXH nông dân Nghệ An được bảo lưu là thời gian tham gia BHXH tự nguyện và mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện được tính bằng mức tiền đóng BHXH nông dân của 1 tháng chia cho 15% nếu là thời gian trước năm 2007, chia cho 16% nếu là thời gian từ năm 2007 trở đi.

Việc bảo lưu về thời gian đóng, mức đóng BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện, thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

2.4. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An đã đóng một lần cho nhiều năm trong quá khứ, hoặc nhiều năm sau đó:

Trường hợp trong sổ BHXH nông dân đã ghi đóng một lần cho nhiều năm trong quá khứ hoặc nhiều năm sau đó, thì việc xác định thời gian và mức đóng BHXH nông dân Nghệ An để chuyển sang BHXH tự nguyện thực hiện như sau:

2.4.1. Đóng BHXH cho thời gian trong quá khứ:

Căn cứ vào thời điểm đóng, thời gian đóng và mức tiền đăng ký đóng BHXH nông dân cho mỗi tháng (không bao gồm tiền lãi từng năm phải đóng) cho quá khứ ghi trong sổ BHXH nông dân và hồ sơ tham gia BHXH nông dân Nghệ An của mỗi người để xác định số tháng đóng và mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện:

a. Người lao động có nguyện vọng chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện

- Trường hợp có mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân (tính theo hướng dẫn tại tiết 2.1.2) thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung tại tháng ghi đóng BHXH cho quá khứ, thì số tháng đóng BHXH tự nguyện được tính bằng tổng số tháng đóng BHXH nông dân cho quá khứ nhân với mức tiền đăng ký đóng BHXH nông dân một tháng, chia cho 15% nếu là thời điểm đóng trước năm 2007 hoặc chia cho 16% nếu là thời điểm đóng từ năm 2007 trở đi, sau đó chia cho mức tiền lương tối thiểu chung tại tháng ghi đóng BHXH cho quá khứ. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là mức tiền lương tối thiểu chung tại tháng ghi đóng BHXH cho quá khứ. Mức tiền lương tối tiểu chung của từng năm làm căn cứ đối chiếu tháng ghi đóng BHXH nông dân quy định tại Bảng 2 khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

Đối với người sau khi chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện có nguyện vọng đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi thì thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

Ví dụ 1: Bà C tham gia BHXH nông dân Nghệ An từ tháng 10/2001 với mức đóng 01 tháng ghi trong phiếu đăng ký tham gia đóng BHXH là 20.000 đ/tháng, có nguyện vọng chuyển đổi thời gian, mức đóng sang BHXH tự nguyện và đóng bù cho toàn bộ thời gian còn thiếu do chuyển đổi. Trong sổ BHXH nông dân của bà C ghi ngày 26/10/2001 đóng cho quá khứ 24 tháng với số tiền là 524.000 đồng (gồm cả tiền lãi). Trường hợp của bà C được chuyển đổi như sau:

Với mức đóng 20.000đ/tháng tại tháng 10/2001 thì mức thu nhập tháng đã đóng BHXH nông dân (20.000 đ/tháng: 15% = 133.333đ/tháng) thấp hơn lương tối thiểu chung tại tháng ghi đóng (210.000 đ/tháng), do vậy thời gian và mức đóng để chuyển đổi sang BHXH tự nguyện như sau:

Số tháng đóng BHXH tự nguyện tại thời điểm tháng 10/2001 = 20.000 đ x 24 tháng : 15% : 210.000 đ/tháng = 15,23 tháng (làm tròn thành 15 tháng). 15 tháng đóng BHXH tự nguyện này của bà C được ghi trong sổ BHXH tự nguyện cho năm 2001 với mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 210.000 đ.

Do bà C có nguyện vọng đóng bù cho toàn bộ thời gian còn thiếu do chuyển đổi nên số tiền đóng bù được tính trong năm 2009 là: (24 tháng – 15 tháng) x 540.000 đồng/tháng x 16% = 9 tháng x 540.000 đồng/tháng x 16% = 777.600 đồng. 9 tháng đóng BHXH tự nguyện này của bà C được ghi trong sổ BHXH tự nguyện cho năm 2009 với mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 540.000 đ.

- Trường hợp có mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân (tính theo hướng dẫn tại tiết 2.1.2) bằng hoặc cao hơn mức tiền lương tối thiểu chung tại tháng ghi đóng BHXH cho quá khứ, thì số tháng đóng BHXH tự nguyện được tính bằng số tháng thực tế đóng cho quá khứ ghi trong sổ BHXH nông dân. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện trường hợp này bằng mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân và được xác định bằng cách lấy mức tiền đăng ký đóng BHXH nông dân một tháng chia cho 15% nếu là thời điểm đóng trước năm 2007 hoặc chia cho 16% nếu là thời điểm đóng từ năm 2007 trở đi.

b. Người lao động có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH nông dân:

Trường hợp bảo lưu thời gian thì thời gian đã đóng BHXH nông dân là thời gian đóng BHXH tự nguyện. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện bằng mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân và được xác định bằng cách lấy mức tiền đăng ký đóng BHXH nông dân một tháng chia cho 15% nếu là thời điểm đóng trước năm 2007 hoặc chia cho 16% nếu là thời điểm đóng từ năm 2007 trở đi.

2.4.2. Đóng BHXH cho các năm sau:

Người lao động đã đóng BHXH nông dân một lần cho nhiều năm sau đó thì trong năm 2009 chỉ được thực hiện chuyển đổi kể từ thời điểm đóng BHXH nông dân cho các năm sau đến tháng 4/2009. Số tiền đã đóng BHXH nông dân còn lại kể từ tháng 5/2009 sẽ được ghi nhận để chuyển đổi hàng năm sau đó:

a. Chuyển đổi kể từ thời điểm đóng BHXH nông dân cho các năm sau đến tháng 4/2009: Căn cứ vào thời điểm đóng, số thời gian đóng và tổng số tiền đóng BHXH cho các năm sau ghi trong sổ BHXH nông dân để xác định số tháng đóng và mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện của từng năm:

a1. Người lao động có nguyện vọng chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện:

- Trường hợp mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân của năm chuyển đổi tính theo hướng dẫn tại tiết 2.1.2 thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung của năm đó thì số tháng đóng BHXH tự nguyện của năm chuyển đổi được tính bằng tổng số tiền đóng BHXH nông dân của năm đó chia cho 15% nếu là thời gian trước năm 2007 hoặc chia cho 16% nếu là thời gian từ năm 2007 trở đi, sau đó chia cho mức tiền lương tối thiểu chung quy định của năm. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là mức tiền lương tối thiểu chung của năm thực hiện chuyển đổi. Mức tiền lương tối thiểu chung của từng năm làm căn cứ chuyển đổi được quy định tại Bảng 2 khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

Đối với người sau khi chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện có nguyện vọng đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi thì thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

- Trường hợp mức thu nhập tháng đóng BHXH nông dân của năm chuyển đổi tính theo hướng dẫn tại tiết 2.1.2 bằng hoặc cao hơn mức tiền lương tối thiểu chung của năm đó được quy định tại Bảng 2 khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH, thì số tháng đóng BHXH tự nguyện được tính bằng số tháng thực tế đóng BHXH nông dân của năm đó. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện được xác định bằng cách lấy mức tiền đăng ký đóng cho 01 tháng chia cho 15% nếu năm chuyển đổi trước năm 2007 hoặc chia cho 16% nếu năm chuyển đổi từ năm 2007 trở đi.

a2. Người lao động có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH nông dân:

Trường hợp bảo lưu thời gian đã đóng BHXH nông dân thì thời gian đã đóng BHXH nông dân trước tháng 5/2009 được bảo lưu là thời gian đóng BHXH tự nguyện. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện được xác định bằng mức tiền đăng ký đóng một tháng chia cho 15% nếu là thời gian được bảo lưu trước năm 2007 hoặc chia cho 16% nếu là thời gian được bảo lưu từ năm 2007 trở đi.

b. Ghi nhận việc đóng BHXH nông dân cho các năm sau đối với thời gian từ tháng 5/2009 trở đi: Đối với trường hợp trong sổ BHXH nông dân đã ghi đóng BHXH cho các năm sau mà sau khi chuyển đổi hoặc bảo lưu đến hết tháng 4/2009 vẫn còn thời gian tiếp theo thì căn cứ vào mức đóng cho mỗi tháng để xác định số tiền đóng BHXH nông dân còn lại đã đóng cho các tháng sau này kể từ tháng 5/2009 trở đi. Số tiền đã đóng BHXH nông dân cùng mức tiền đăng ký đóng cho mỗi tháng và số tháng đã đóng BHXH nông dân được ghi nhận trên sổ BHXH tự nguyện để làm căn cứ chuyển đổi từng năm sau đó. Việc chuyển đổi cho các năm sau kể từ tháng 5/2009 được căn cứ mức lương tối thiểu chung từng năm và tỷ lệ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện tại năm đó để thực hiện và ghi vào tờ rời sổ BHXH về đóng BHXH tự nguyện hàng năm. Trường hợp thời gian do thực hiện chuyển đổi hàng năm sau đó ít hơn thời gian đóng BHXH nông dân Nghệ An, người lao động có thể đóng bù để giữ nguyên thời gian đã đóng. Việc đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi là số tiền đóng bù thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH.

Số tiền đóng BHXH nông dân một lần cho các năm sau còn lại kể từ tháng 5/2009 trở đi này, nếu người lao động không có yêu cầu ghi nhận trên sổ BHXH thì được nhận lại toàn bộ số tiền còn lại (không có tiền lãi) ngay thời điểm đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Ví dụ 2: Ông K tham gia BHXH nông dân Nghệ An, trong sổ BHXH nông dân của ông K có phần ghi ngày 20/01/2005 đóng BHXH cho 10 năm sau kể từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2014 với mức đóng BHXH mỗi tháng là 30.000 đồng, tổng số tiền là 3.600.000 đồng. ông K có nguyện vọng chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện. Trường hợp của ông K được chuyển đổi như sau:

Với mức đóng mỗi tháng là 30.000 đồng, tại tháng 01/2005 thì mức thu nhập tháng đã đóng BHXH nông dân thấp hơn mức lương tối thiểu chung của các năm từ năm 2005 đến tháng 4/2009, do vậy thời gian và mức đóng được chuyển đổi sang BHXH tự nguyện cho giai đoạn từ tháng 01/2005 đến tháng 4/2009, cụ thể như sau:

- Từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2005 (12 tháng) với tỷ lệ đóng BHXH theo quy định là 15%, mức tiền lương tối thiểu chung năm 2005 là 350.000 đ/tháng, tổng số tiền đóng BHXH nông dân cho 12 tháng là 360.000 đồng (12 tháng x 30.000 đồng). Chuyển đổi thời gian 12 tháng đóng BHXH nông dân này sang BHXH tự nguyện năm 2005 là: 360.000 : 15% : 350.000 đồng = 6,85 tháng (làm tròn là 7 tháng). Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 350.000 đồng;

- Từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2006 (12 tháng) với tỷ lệ đóng BHXH theo quy định là 15%, mức tiền lương tối thiểu chung năm 2006 là 450.000 đ/tháng, tổng số tiền đóng BHXH nông dân cho 12 tháng là 360.000 đồng (12 tháng x 30.000 đồng). Chuyển đổi thời gian 12 tháng đóng BHXH nông dân này sang BHXH tự nguyện năm 2006 là: 360.000 : 15% : 450.000 đồng = 5,33 tháng (làm tròn là 5 tháng). Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 450.000 đồng;

- Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007 (12 tháng) với tỷ lệ đóng BHXH theo quy định là 16%, mức tiền lương tối thiểu chung năm 2007 là 450.000 đ/tháng, tổng số tiền đóng BHXH nông dân cho 12 tháng là 360.000 đồng (12 tháng x 30.000 đồng). Chuyển đổi thời gian 12 tháng đóng BHXH nông dân này sang BHXH tự nguyện năm 2007 là: 360.000 : 16% : 450.000 đồng = 5,00 tháng. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 450.000 đồng;

- Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2008 (12 tháng) với tỷ lệ đóng BHXH theo quy định là 16%, mức tiền lương tối thiểu chung năm 2008 là 540.000 đ/tháng, tổng số tiền đóng BHXH nông dân cho 12 tháng là 360.000 đồng (12 tháng x 30.000 đồng). Chuyển đổi thời gian 12 tháng đóng BHXH nông dân này sang BHXH tự nguyện năm 2008 là: 360.000 : 16% : 540.000 đồng = 4,16 tháng (làm tròn là 4 tháng). Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 540.000 đồng;

- Từ tháng 01/2009 đến tháng 4/2009 (4 tháng) với tỷ lệ đóng BHXH theo quy định là 16%, mức tiền lương tối thiểu chung đến tháng 4/2009 là 540.000 đ/tháng, tổng số tiền đóng BHXH nông dân cho 4 tháng là 120.000 đồng (4 tháng x 30.000 đồng). Chuyển đổi thời gian 4 tháng đóng BHXH nông dân này sang BHXH tự nguyện cho 4 tháng đầu năm 2009 là: 120.000 : 16% : 540.000 đồng = 1,39 tháng (làm tròn là 1 tháng). Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 540.000 đồng;

Như vậy số tiền đóng BHXH nông dân cho các năm sau còn lại kể từ tháng 5/2009 đến tháng 12/2014 của ông K là:

3.600.000 đồng – 30.000 đồng x 52 tháng (từ tháng 1/2005 đến tháng 4/2009) = 3.600.000 đồng – 1.560.000 đồng = 2.040.000 đồng.

Số tiền 2.040.000 đồng này nếu có yêu cầu ghi nhận lại thì được ghi nhận trên trang tờ rời (mẫu 04-BND đính kèm văn bản này) để làm căn cứ chuyển đổi cho thời gian từ tháng 5/2009 đến tháng 12/2014 theo quy định. Trường hợp không yêu cầu ghi nhận lại thì ông K được nhận lại số tiền 2.040.000 đồng ngay thời điểm đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An: Căn cứ vào quy định của Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg, Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 102/2009/TT-BTC và hướng dẫn tại văn bản này, chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An để chỉ đạo các ban, ngành phối hợp trong việc tuyên truyền về chính sách, thông báo đến người tham gia BHXH nông dân Nghệ An và phối hợp với các Ban nghiệp vụ có liên quan, Trung tâm thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổ chức triển khai thực hiện chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể như sau:

1.1. Tiếp nhận hồ sơ tham gia và hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nông dân.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An đại diện cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tiếp nhận bàn giao từ Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An nguyên trạng toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng của đối tượng tham gia BHXH nông dân Nghệ An (kể cả những hồ sơ đã giải quyết hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp tuất).

Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, có chữ ký xác nhận của các bên và chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Biên bản bàn giao là căn cứ để các bên ghi chép, phản ánh, đối chiếu sổ sách, số liệu.

1.2. Thực hiện công tác bàn giao tài chính, tài sản:

a. Về giao, nhận bàn giao tài chính:

- Thực hiện khóa sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán tài chính làm cơ sở pháp lý cho số liệu bàn giao. Thời điểm khóa sổ kế toán là thời điểm thực hiện bàn giao Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An phối hợp với BHXH nông dân Nghệ An làm thủ tục với Ngân hàng, Kho bạc nơi mở tài khoản tiền gửi chuyển toàn bộ số dư tiền gửi về tài khoản tiền gửi của Bảo hiểm xã hội tỉnh mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An (chi tiết theo nguồn kinh phí); kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm bàn giao, nhận bàn giao tiền mặt.

- Lập biên bản đối chiếu công nợ chi tiết với từng chủ nợ, khách nợ, ký xác nhận đầy đủ để tổng hợp số dư công nợ phục vụ công tác bàn giao.

- Hệ thống sổ sách kế toán phải được ghi chép đúng quy định, đóng quyển, đánh số trang, đóng dấu giáp lai.

- Chứng từ kế toán phải được kiểm tra đóng theo thứ tự phát sinh theo thời gian và đóng theo từng tháng của từng năm, nội dung chứng từ phải đầy đủ tính pháp lý.

- Sổ sách và chứng từ kế toán phải được phân loại theo từng năm để bàn giao cho Bảo hiểm xã hội tỉnh lưu trữ; khi bàn giao phải tiến hành lập biên bản ghi rõ số lượng, niên độ.

b. Về bàn giao tài sản cố định:

Kiểm kê tài sản cố định, lập biên bản ghi rõ số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, năm đưa vào sử dụng, tình trạng của tài sản (đang sử dụng hay hư hỏng), nguồn gốc hình thành tài sản cố định (mua sắm hay nhận tài trợ, …); Đối chiếu giữa thực tế kiểm kê với sổ sách kế toán, trường hợp có chênh lệch phải nêu rõ lý do, quy trách nhiệm cụ thể.

Đối với các công trình XDCB dở dang (nếu có) đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được phê duyệt quyết toán: Ban quản lý dự án của đơn vị cũ tiếp tục lập báo cáo quyết toán công trình, hoàn chỉnh hồ sơ, lập biên bản bàn giao hồ sơ, chứng từ, công nợ cho Ban quản lý dự án của đơn vị mới.

c. Về hạch toán kế toán khi nhận bàn giao:

- Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào số dư bảng cân đối tại thời điểm bàn giao, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, biên bản đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc, biên bản kiểm kê TSCĐ, bản đối chiếu xác nhận công nợ (có đầy đủ căn cứ pháp lý).

- Chuyển số dư tài khoản kế toán: Sau khi bàn giao, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An có trách nhiệm báo cáo toàn bộ số liệu về bàn giao tài chính, tài sản để Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn hạch toán kế toán.

Việc bàn giao tài sản, tài chính được lập thành biên bản theo mẫu đính kèm văn bản này.

1.3. Thực hiện cấp, ghi sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia BHXH nông dân Nghệ An (kể cả người đang tạm dừng đóng) có nguyện vọng được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện và giải quyết trợ cấp một lần đối với người không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Đối với người tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện: Ngoài thủ tục hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện quy định tại công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02/6/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An hướng dẫn người lao động làm Đơn đề nghị theo mẫu 01-BND, gửi kèm sổ BHXH nông dân Nghệ An và 01 bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao chứng minh thư hoặc bản sao hộ khẩu.

- Đối với người không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An hướng dẫn người lao động làm Đơn đề nghị theo mẫu 02-BND, gửi kèm sổ BHXH nông dân Nghệ An.

Căn cứ theo đơn đề nghị của người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An phân loại đối tượng có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH hoặc hưởng trợ cấp một lần để thực hiện cấp, ghi sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện và giải quyết trợ cấp một lần, cụ thể như sau:

a. Cấp sổ bảo hiểm xã hội: Thực hiện cấp sổ BHXH theo quy định hiện hành đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

b. Ghi sổ bảo hiểm xã hội:

Để ghi sổ BHXH thời gian đã đóng BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện đối với người lao động, BHXH tỉnh Nghệ An thực hiện như sau:

- Căn cứ đơn đề nghị của người tham gia BHXH nông dân Nghệ An để xác định đối tượng có nguyện vọng chỉ chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện; đối tượng có nguyện vọng đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi thời gian đóng BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện và đối tượng bảo lưu thời gian đóng BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện.

- Thực hiện tính toán và xác nhận việc chuyển đổi (kể cả trường hợp đóng bù) hoặc bảo lưu thời gian và số tiền đã đóng BHXH nông dân cho các năm sau kể từ tháng 5/2009 trở đi. Để việc chuyển đổi đảm bảo đầy đủ và chính xác, ngoài căn cứ vào sổ BHXH nông dân tờ khai tham gia BHXH tự nguyện cần đối chiếu với hồ sơ thu – nộp BHXH nông dân đang quản lý của từng người lao động;

- Thu BHXH đối với trường hợp đóng bù cho thời gian còn thiếu do chuyển đổi theo quy định;

- Thực hiện trả lại số tiền đóng BHXH nông dân một lần cho các năm sau còn lại kể từ tháng 5/2009 trở đi đối với trường hợp không có yêu cầu ghi nhận trên sổ BHXH.

- Lập mẫu số 03-BND đính kèm (cách ghi theo chỉ dẫn ghi chú phần cuối biểu mẫu).

- Căn cứ kết quả về thời gian và mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện trên mẫu 03-BND, ghi vào trang tờ rời theo mẫu 04-BND đính kèm với hình thức, số serial theo quy định và nội dung, cách ghi theo hướng dẫn cuối biểu mẫu 04-BND.

- Thực hiện lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cấp, ghi sổ BHXH và nhập dữ liệu theo quy định.

c. Thực hiện giải quyết trợ cấp một lần:

- Căn cứ sổ BHXH nông dân của người lao động và quy định về hưởng một lần của Điều lệ BHXH nông dân Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An thực hiện giải quyết và chi trả trợ cấp một lần cho người lao động theo quy định (không thực hiện cấp số sổ BHXH mới).

Hồ sơ giải quyết trợ cấp một lần gồm: Đơn đề nghị dừng tham gia BHXH để hưởng trợ cấp một lần (mẫu 02-BND), Sổ BHXH nông dân, Bản quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH (mẫu 05-BND đính kèm), Quyết định hưởng trợ cấp một lần (mẫu số 06-BND đính kèm). Hồ sơ giải quyết cấp một lần được lập 02 bộ, trong đó 01 bộ lưu trữ tại BHXH tỉnh Nghệ An (không có sổ BHXH); 01 bộ giao cho người lao động (không có đơn đề nghị); thêm 01 bản Quyết định chuyển cùng danh sách chi trả trợ cấp một lần cho Phòng Kế hoạch – Tài chính để thực hiện công tác chi trả theo quy định.

- Việc chi trả trợ cấp một lần thực hiện tương tự như quy trình quản lý, chi trả các chế độ BHXH tự nguyện. Trường hợp đối tượng đã được BHXH nông dân Nghệ An giải quyết hưởng trợ cấp một lần nhưng chưa nhận trợ cấp (nếu có) thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tiếp nhận danh sách bàn giao từ BHXH nông dân Nghệ An để tiếp tục chi trả cho các đối tượng.

1.4. Quản lý đối tượng nghỉ hưu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An.

a. Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An khi nhận bàn giao từ Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An, lập danh sách chi hàng tháng theo mẫu C72a-HD để quản lý, chi trả đối với đối tượng nghỉ hưu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An. Việc quản lý, chi trả đối tượng này thực hiện như quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH tự nguyện (chi các chế độ BHXH nông dân được tập hợp trong các biểu mẫu nghiệp vụ quản lý chi như một loại chế độ BHXH tự nguyện).

Riêng đối với những trường hợp BHXH nông dân Nghệ An đã giải quyết chế độ hưu trí sau ngày Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg có hiệu lực (01/5/2009) hoặc đang tiếp nhận đơn để giải quyết, BHXH tỉnh Nghệ An thực hiện như sau:

- Đối với những trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí nông dân theo quy định của Điều lệ BHXH nông dân Nghệ An trước ngày 01.5.2009, BHXH tỉnh Nghệ An tiếp nhận và tiếp tục chi trả theo Điều 5 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg.

- Đối với những trường hợp người lao động từ ngày 01/5/2009 trở đi mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí quy định của Điều lệ BHXH nông dân Nghệ An thì BHXH tỉnh Nghệ An tiếp nhận nguyên trạng hồ sơ; thực hiện thu hồi quyết định hưởng chế độ hưu trí nông dân và lương hưu nông dân đã hưởng (nếu có). Sau đó thực hiện các bước chuyển đổi theo hướng dẫn tại văn bản này để giải quyết lại chế độ hưu trí cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện. Thời điểm hưởng lương hưu BHXH tự nguyện được tính từ tháng liền với tháng người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định.

Trường hợp sau khi thực hiện chuyển đổi mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện thì truy thu tiền lương hưu nông dân đã hưởng và hướng dẫn người lao động tiếp tục đóng BHXH tự nguyện.

b. Thực hiện giải quyết trợ cấp tuất một lần cho đối tượng nghỉ hưu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chết theo mức quy định của Điều lệ BHXH nông dân Nghệ An. Hồ sơ trợ cấp tuất một lần gồm: Tờ khai của thân nhân người chết theo mẫu 07-BND đính kèm và Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết do thân nhân người chết nộp; Hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng; Quyết định hưởng trợ cấp tuất một lần (Mẫu 08 – BND đính kèm).

Sau khi giải quyết, hồ sơ được lưu trữ tại BHXH tỉnh Nghệ An, 01 bản Quyết định giao cho thân nhân người chết, 01 bản Quyết định chuyển cùng danh sách chi trả trợ cấp tuất một lần cho Phòng Kế hoạch – Tài chính để thực hiện công tác chi trả theo quy định.

c. Tạm thời chưa thực hiện di chuyển đối tượng nghỉ hưu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An đến hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới là tỉnh, thành phố khác. Trường hợp chuyển đến nơi cư trú mới tại tỉnh, thành phố khác thì hướng dẫn đối tượng ủy quyền lĩnh trợ cấp hàng tháng theo quy định.

d. Trước ngày 31/01/2010 báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện về Bảo hiểm xã hội Việt Nam, gồm các nội dung về số người tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (trong đó số người chuyển đổi về thời gian và mức đóng, số người đóng bù, số người bảo lưu thời gian đóng, số người còn ghi nhận số tiền đóng BHXH cho các năm sau này); về tình hình cấp, ghi sổ BHXH tự nguyện; về giải quyết trợ cấp một lần; về chi trả trợ cấp hàng tháng và những vấn đề vướng mắc, biện pháp cần tiếp tục phải giải quyết. Hàng năm thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Đối với các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, trực tiếp hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An thực hiện và giải quyết những vướng mắc trong việc chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3. Đối với Trung tâm Thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An để xây dựng chương trình phần mềm liên quan đến nội dung thực hiện chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện đảm bảo đúng quy định và thuận tiện trong thực hiện quản lý đối tượng, kinh phí.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hướng dẫn thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TGĐ, các phó TGĐ;
- Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH);
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- BHXH các tỉnh, TP;
- Lưu VP, CSXH.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Văn Sinh

 

MẪU SỐ 01-BND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An

Tên tôi là: …………………………….. Sinh ngày ………. tháng ………. năm ............................

Số chứng minh thư ………………….. Cấp ngày ……………………. Nơi cấp: ..........................

Số sổ BHXH nông dân: .......................................................................................................

Tham gia BHXH nông dân Nghệ An tại: xã …………….. huyện …………………………….. từ tháng ………….năm…………

Tổng thời gian đóng BHXH nông dân Nghệ An: .....................................................................

Sau khi nghiên cứu Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện. Tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An:

1. Chuyển đổi thời gian tham gia BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện theo quy định.

2. Chuyển đổi thời gian tham gia BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện theo quy định, sau đó đóng bù thời gian còn thiếu.

3. Bảo lưu thời gian và mức đóng BHXH nông dân Nghệ An để chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện.

4. Được (*) ……………………… số tiền đóng BHXH nông dân một lần cho các năm sau còn lại kể từ tháng 5/2009 trở đi theo quy định.

Đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An giải quyết.

 

 

…………, ngày … tháng … năm …….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- Khoanh tròn vào phương án lựa chọn.

- (*) Chọn đề nghị là: “ghi nhận” hoặc “nhận lại”; nội dung này chỉ dành cho đối tượng có đóng BHXH nông dân một lần cho các năm sau từ sau tháng 5/2009.

 

MẪU SỐ 02-BND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Dừng tham gia BHXH để hưởng trợ cấp một lần

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An

Tên tôi là: …………………………….. Sinh ngày ………. tháng ………. năm ............................

Số chứng minh thư ………………….. Cấp ngày ……………………. Nơi cấp: ..........................

Số sổ BHXH nông dân: .......................................................................................................

Tham gia BHXH nông dân Nghệ An tại: xã …………….. huyện …………………………….. kể từ tháng ………….năm…………

Tổng thời gian đóng BHXH nông dân Nghệ An: .....................................................................

Tổng số tiền đã đóng: …………………………………. đồng.

Sau khi nghiên cứu Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 12/2009/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện. Tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An cho tôi được dừng tham gia BHXH để hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

Đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An giải quyết.

 

 

…………, ngày … tháng … năm …….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

MẪU SỐ 03-BND

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

BẢNG CHUYỂN ĐỔI THỜI GIAN VÀ MỨC ĐÓNG
BHXH NÔNG DÂN NGHỆ AN SANG BHXH TỰ NGUYỆN
(Thực hiện quy định tại Điều 3 Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009)

Họ và tên: ……………………….. Sinh ngày ………. tháng  ………… năm ..................................

Số sổ BHXH nông dân: ..........................................................................................................

Số chứng minh thư ………………….. Cấp ngày ……………………. Nơi cấp: .................. …….

Nơi tham gia BHXH nông dân (xã, huyện): ...........................................................................

Chuyển đổi thời gian và mức đóng BHXH nông dân Nghệ an sang BHXH tự nguyện như sau:

NĂM

ĐÓNG BHXH NÔNG DÂN

CHUYỂN SANG BHXH TỰ NGUYỆN

Ghi chú

Số tháng đóng BHXH (tháng)

Mức đóng BHXH tháng (đồng)

Tổng số tiền đóng (đồng)

Số tháng đóng BHXH (tháng)

Mức thu nhập tháng đóng BHXH (đồng)

Tỷ lệ đóng BHXH (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng thời gian đóng BHXH tự nguyện tính đến tháng 4 năm 2009 là … năm … tháng.

(Bằng chữ: ....................................................................................................................... )

- Ghi nhận đã đóng BHXH nông dân cho các năm sau kể từ tháng 5/2009:

+ Mức đăng ký đóng mỗi tháng: ………………………… đồng;

+ Tổng số tiền đã đóng: …………………………….. đồng;

+ Đăng ký đóng đến hết tháng ………… năm …………………

 


CÁN BỘ LẬP BẢNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nghệ An, ngày … tháng … năm …….
TRƯỞNG PHÒNG THU
(ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- Ghi thứ tự theo năm dương lịch kể từ năm bắt đầu đóng;

- Trong năm có nhiều mức đóng hoặc có mức đóng tính ra mức thu nhập khác nhau thì ghi thành các hàng khác nhau;

- Trong năm nếu trong sổ BHXH đã ghi đóng cho quá khứ thì cột 4 ghi tổng số tiền đóng = cột 2 nhân cột 3, sau khi thực hiện chuyển đổi theo quy định ghi tổng số tháng đã được chuyển đổi hoặc bảo lưu vào năm đó với mức thu nhập tháng đóng BHXH được xác định theo quy định của năm đó, đồng thời ghi vào cột 8 – Ghi chú: đóng một lần cho quá khứ;

- Trường hợp đóng bù thì ghi vào năm 2009 và cột 5 ghi tổng thời gian đóng bù; cột 6 ghi mức thu nhập tháng đóng BHXH bằng 540.000 đồng và cột 7 ghi tỷ lệ đóng BHXH bằng 16%.

 

MẪU SỐ 04-BND

ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

(Chuyển từ BHXH nông dân Nghệ An theo QĐ41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009)

Họ và tên:

Số sổ BHXH: (ghi số sổ BHXH được cấp mới)

Năm

Số tháng đóng BHXH

Địa chỉ nơi đăng ký đóng BHXH

Mức thu nhập tháng đóng BHXH

Tỷ lệ đóng BHXH (%)

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng thời gian đóng BHXH tự nguyện đến tháng 4 năm 2009 là  … năm … tháng.

- Ghi nhận đã đóng BHXH nông dân cho các năm sau kể từ tháng 5/2009:

+ Mức đăng ký đóng mỗi tháng: ………………………… đồng;

+ Tổng số tiền đã đóng: …………………………….. đồng;

+ Đăng ký đóng đến hết tháng ………… năm …………………

 


NGƯỜI THAM GIA BHXH

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nghệ An, ngày … tháng … năm 2009
GIÁM ĐỐC BHXH …
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mục đích: để ghi toàn bộ thời gian đóng và mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHXH nông dân Nghệ An được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện và ghi nhận đã đóng BHXH nông dân cho các năm sau kể từ tháng 5/2009.

Phương pháp ghi:

- Cột 1: Ghi năm đóng BHXH của người tham gia BHXH nông dân Nghệ An:

- Cột 2: Ghi số tháng đóng BHXH tự nguyện trong năm tương ứng với mức thu nhập tháng đóng BHXH (theo kết quả thời gian đóng BHXH tự nguyện tại cột 5 mẫu 03-BND);

- Cột 3: Ghi tên xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, TP) nơi người tham gia đóng BHXH nông dân Nghệ An;

- Cột 4: Ghi mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện tương ứng với số tháng đóng BHXH tại cột 2 đóng BHXH (theo kết quả thời gian đóng BHXH tự nguyện tại cột 6 mẫu 03-BND);

- Cột 5: Ghi tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện (theo kết quả tại cột 7 mẫu 03-BND);

- Cuối trang ghi tổng thời gian đã đóng BHXH tự nguyện đến tháng 4 năm 2009 và việc đã đóng BHXH nông dân cho các năm sau kể từ tháng 5/2009 trở đi (lấy kết quả từ cuối trang của mẫu 03-BND).

Ghi chú: Chữ in hoa sử dụng font VNtimeH, cỡ chữ 10; chữ in thường font VNtime, cỡ chữ 12.

 

MẪU 05-BND

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ……../QĐ-BHXH

…………, ngày… tháng …. năm …….  

 

TRỢ CẤP 1 LẦN NDNA SỐ SỔ BHXHND

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HƯỞNG TRỢ CẤP MỘT LẦN

GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An ban hành theo Quyết định số 32/2001/QĐ/UB ngày 10/4/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;

Căn cứ Quyết định số ……../QĐ-TCCB ngày … tháng … năm ……. của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An;

Căn cứ hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với ông (bà) ..............................................

…………………………………, cư trú tại ..................................................................................

........................................................................................................................................... ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ông/Bà ………………………………………. Số sổ BHXHND ..........................................

Sinh ngày ……….. tháng ……….. năm ………………….

Đóng BHXH nông dân Nghệ An từ ngày …………. tháng ………… năm …………. đến ngày … tháng … năm ………………………

Tổng số thời gian đóng BHXH: ……….. năm ……….. tháng.

Tổng số tiền đã đóng BHXH: ………………………. đồng.

Được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An là: (số tiền đã đóng x %) = ………………………………… đồng.

(Số tiền bằng chữ: .......................................................................................................  đồng)

Nơi nhận trợ cấp: .................................................................................................................

Điều 2. Các ông/bà Trưởng phòng Chế độ BHXH, Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận, huyện ………………………………. và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: ………

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)

 

MẪU 07-BND

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ……../QĐ-BHXH

Nghệ An, ngày… tháng …. năm …….  

 

TRỢ CẤP TUẤT 1 LẦN NDNA SỐ SỔ BHXHND

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hưởng chế độ tử tuất một lần

GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An ban hành theo Quyết định số 32/2001/QĐ/UB ngày 10/4/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;

Căn cứ Quyết định số ……../QĐ-TCCB ngày … tháng … năm ……. của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An;

Căn cứ hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp tuất một lần đối với ông (bà) ............................................., chết ngày ……….. tháng …. năm ........,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ông/bà: …………………………. là ............................ của ông, bà ……………… số hồ sơ hưu …………………. nghỉ hưu hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày ………… tháng …......... năm …………; có tổng số tiền đã đóng BHXH: ……………….. đồng và tổng số tháng đã hưởng lương hưu ……………….. tháng.

Được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần.

Điều 2.

Mức hưởng trợ cấp tuất một lần là:

(Tổng số tiền đã đóng BHXH x % được hưởng) = ………………………… đồng

(hoặc bằng 200.000 đồng đối với người hưởng lương hưu từ đủ 11 năm trở lên chết)

(Số tiền bằng chữ: ............................................................................................................... )

Nơi nhận trợ cấp: .................................................................................................................

Điều 3. Các ông/bà Trưởng phòng chính sách BHXH, Giám đốc BHXH quận, huyện ………………………. và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: ………

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)

 

MẪU 08-BND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

TỜ KHAI
CỦA THÂN NHÂN NGƯỜI CHẾT

1- Họ, tên người khai: ........................................................................................................

- Ngày tháng năm sinh: …………………… Số CMND ………………………………. do

………………………………………………….. cấp ngày … tháng … năm .................................

- Nơi cư trú: ......................................................................................................................

- Số điện thoại liên lạc (nếu có): ..........................................................................................

- Quan hệ với người chết: ...................................................................................................

2- Họ, tên người chết: ........................................................................................................

Sinh ngày ….. tháng ……….năm ………….. Số sổ BHXH hoặc số hồ sơ hưu .........................

Nơi cư trú trước khi chết: ..................................................................................................

.........................................................................................................................................

Chết ngày …… tháng ……. năm ……………………

Căn cứ quy định hiện hành và sau khi thống nhất trong gia đình, tôi xin đại diện cho những thân nhân của người chết, đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An giải quyết và để tôi nhận trợ cấp tuất một lần theo quy định.

 

…………, ngày … tháng … năm …….
Xác nhận của UBND xã, phường (1)
(ký, đóng dấu)

…………, ngày … tháng … năm …….
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) UBND xã, phường, thị trấn nơi người khai cư trú xác nhận.

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

…………, ngày… tháng …. năm 2009  

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN, TÀI CHÍNH

(Phụ lục kèm theo công văn số …… ngày     tháng       năm 2009 của BHXHVN)

Thực hiện Quyết định (công văn) số … ngày … của ……. về việc ………..

Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm 200 ………

A. Đại diện bên giao:

.........................................................................................................................................

B. Đại diện bên nhận:

.........................................................................................................................................

C. Đại diện cơ quan chứng kiến bàn giao:

.........................................................................................................................................

Thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận tài sản, tài chính bao gồm:

Phần A. Bàn giao tài sản là nhà, đất và tài sản khác:

I. Về nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà, đất:

1.1. Tổng số ngôi nhà và vật, kiến trúc:

1.1.1. Tổng số ngôi nhà: ………………………………………. cái.

- Diện tích xây dựng: …………………….. m2. Diện tích sàn: ………………….. m2.

- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ..................................................  ngàn đồng.

- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ...............................................  ngàn đồng.

- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: …......................... ngàn đồng.

1.2. Chi tiết nhà, vật kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất:

1.2.1. Nhà số 1:

- Diện tích xây dựng: …………………….. m2. Diện tích sàn: ………………….. m2.

- Cấp hạng nhà: ………….         Số tầng: .............................

- Nguồn hình thành: (NSNN cấp, vốn vay, nhận bàn giao …): ................  ngàn đồng

- Năm xây dựng: ……………………… Năm cải tạo, sửa chữa lớn: ......................

- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ................................................... ngàn đồng.

- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ...............................................  ngàn đồng.

- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: ............................. ngàn đồng.

1.2.2. Nhà số 2: các chỉ tiêu tương tự như trên.

1.2.3. Vật kiến trúc (Sân, cổng, tường rào …).

- Nguồn hình thành: (NSNN cấp, vốn vay, nhận bàn giao …): ................  ngàn đồng

- Năm xây dựng: ……………………………… Năm cải tạo, sửa chữa lớn: ............

- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ................................................... ngàn đồng.

- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ...............................................  ngàn đồng.

- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: ............................. ngàn đồng.

1.2.4. Các tài sản gắn liền với nhà, đất: (hệ thống điện, điều hòa …)

- Số lượng: …………… cái

- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ................................................... ngàn đồng.

- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ...............................................  ngàn đồng.

- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: ............................. ngàn đồng.

2. Tài sản là đất:

2.1. Nguồn gốc đất:

a. Cơ quan giao đất: ……………….. Quyết định (BB bàn giao) số: …………….

b. Bản đồ giao đất số: ……………… Cơ quan lập bản đồ: ……………………….

c. Giấy CNQSD đất số: …………. ngày … tháng … năm ……………..

d. Diện tích đất được giao: …………m2

e. Giá trị quyền sử dụng đất: ...........................................................  ngàn đồng.

2.2. Hiện trạng đất khi bàn giao:

a. Tổng diện tích khuôn viên: …………. m2.

b. Tổng diện tích đất chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền …………………. m2

c. Các đặc điểm riêng về khuôn viên đất cần lưu ý: .............................................

3. Các hồ sơ về nhà, đất, tài sản gắn liền đất bàn giao:

3.1. Các hồ sơ về nhà và vật kiến trúc:

a. Các hồ sơ pháp lý về nhà: Giấy giao quyền sử dụng nhà, Giấy phép xây dựng, Hợp đồng thuê nhà, Giấy xác lập sở hữu Nhà nước, …

b. Các hồ sơ bản vẽ: bản vẽ thiết kế xây dựng, bản vẽ thiết kế hoàn công, bản vẽ thiết kế cải tạo nâng cấp nhà, ………..

c. Các giấy tờ khác liên quan đến nhà: ……………..

3.1. Các hồ sơ về đất:

a. Các giấy tờ pháp lý về đất: Giấy cấp đất, Giấy CNQSD đất,……….

b. Các hồ sơ bản vẽ: sơ đồ mặt bằng khuôn viên đất, Trích lục bản đồ, tọa độ, vị trí đất, ….

c. Các giấy tờ khác liên quan đến đất: ………………….

3.3. Các giấy tờ hồ sơ khác:

Phần B: Bàn giao tài sản là máy móc, trang thiết bị (theo Quyết định bàn giao của cấp có thẩm quyền)

1. Tài sản thực hiện bàn giao:

Số thứ tự

Danh mục tài sản bàn giao

Số lượng cái

Giá trị tài sản bàn giao (ngàn đồng)

Hiện trạng thực tế tài sản bàn giao

Theo sổ kế toán

Theo thực tế đánh giá lại

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Nguyên giá theo giá hiện hành

GTCL theo giá hiện hành

Tỷ lệ còn lại (%)

Ghi chú (mô tả hiện trạng tài sản bàn giao)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần C. Bàn Giao về tài chính:

1. Tiền mặt (dư nợ TK 111):

1.1. Số dư trên sổ sách kế toán:

1.2. Số dư thực tế nhận bàn giao:

1.3. Chênh lệch giữa thực tế và sổ sách kế toán:

1.4. Nguyên nhân:

2. Tiền gửi (dư nợ TK 112):

Số dư tiền gửi lại thời điểm bàn giao

Trong đó:

+ Dư tại tài khoản tiền gửi số hiệu: ………………

+ Dư tại tài khoản tiền gửi số hiệu: ………………

3. Số liệu về nguyên liệu, vật liệu (dư nợ TK 152):

1.1. Số dư trên sổ sách kế toán:

1.2. Số dư thực tế nhận bàn giao:

1.3. Chênh lệch giữa thực tế và sổ sách kế toán:

1.4. Nguyên nhân:

(có danh mục các loại vật liệu, ấn chỉ, … kèm theo)

4. Số liệu về thu – chi quản lý bộ máy:

4.1. Kinh phí kỳ trước chuyển sang

4.2. Điều chỉnh kinh phí kỳ trước chuyển sang

4.3. Kinh phí được cấp

4.4. Kinh phí khác

4.5. Tổng kinh phí được sử dụng

4.6. Tổng kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán

4.7. Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau.

5. Số liệu về các khoản thu – chi khác (nếu có):

6. Công nợ:

6.1. Các khoản phải thu.

6.1.1. Phải thu của khách hàng.

6.1.2. Phải thu khác

6.1.3. Phải thu tạm ứng của CBVC

6.2. Các khoản phải trả

6.2.1. Phải trả nhà cung cấp

6.2.2. Phải trả khác

(Kèm theo chi tiết công nợ và bảng đối chiếu xác nhận công nợ với chủ nợ, khách nợ, có ký tên, đóng dấu).

7. Tổng số dư quỹ BHXH nông dân Nghệ An:

Chi tiết ở các địa chỉ:

8. Bản thuyết minh số liệu quyết toán:

Nêu rõ nguyên nhân về các điều chỉnh số liệu và các phát sinh bất thường trong báo cáo quyết toán.

Phần D. Ý kiến các bên giao nhận:

1. Bên nhận bàn giao:

 

2. Bên bàn giao:

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
UBND TỈNH NGHỆ AN

ĐẠI DIỆN
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM