BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2961/BTP-PBGDPL | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; |
Ngày 12/03/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, Chương trình đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai các nội dung và Đề án trọng tâm của Chương trình; tổ chức tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện (2008-2012) và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.
Tại điểm g mục 1 phần II của Chương trình có giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp tổ chức tổng kết Chương trình. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức tổng kết Chương trình trên toàn quốc vào tháng 11/2012. Để việc tổng kết có hiệu quả, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm của mình tiến hành tổng kết Chương trình và các Đề án được ban hành kèm theo Chương trình bằng các hình thức phù hợp và gửi báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2012.
Đối với 04 Đề án của Chương trình, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành chủ trì Đề án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc tổng kết Đề án và tổ chức tổng kết Đề án của ngành mình xong trong tháng 9/2012. Báo cáo tổng kết Đề án gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2012.
Xin gửi kèm Công văn này đề cương báo cáo tổng kết và Bảng phụ lục phục vụ việc tổ chức tổng kết Chương trình ở các bộ, ngành, địa phương.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ 05 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012
I. Kết quả thực hiện Chương trình
1. Công tác tổ chức điều hành Chương trình
- Thành lập Ban Chỉ đạo (Ban Điều hành) Chương trình tại bộ, ngành, địa phương; Ban Chỉ đạo (Ban Điều hành) các Đề án thuộc Chương trình;
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Chương trình và các Đề án tại Bộ, ngành, địa phương (Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch, văn bản...);
- Xây dựng Kế hoạch liên ngành phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; giữa các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng với nội dung, biện pháp cụ thể;
- Công tác kiểm tra thực hiện Chương trình.
Trong đó, lưu ý đánh giá những đổi mới trong chỉ đạo, hướng dẫn PBGDPL, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL từ khi có Chương trình ( vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các cấp trong tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức công tác PBGDPL…).
2. Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, nội dung thực hiện Chương trình
- Đánh giá kết quả đạt được các chỉ tiêu PBGDPL cho từng đối tượng sau 05 năm thực hiện theo yêu cầu của Chương trình. Trong đó, cần phân tích, chỉ rõ mức độ PBGDPL đối với từng đối tượng (đối tượng nào được tập trung tuyên truyền? đối tượng nào chưa được tập trung tuyên truyền? nguyên nhân vì sao?);
- Đánh giá việc thực hiện 06 yêu cầu của Chương trình trong tổ chức triển khai công tác PBGDPL;
- Đánh giá việc lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp trong tuyên truyền, PBGDPL đối với từng đối tượng.
3. Các giải pháp thực hiện Chương trình
3.1. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Kết quả củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, cán bộ pháp chế, cán bộ, công chức các cơ quan thực thi pháp luật;
- Các hoạt động xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu pháp luật và các điều kiện hỗ trợ cần thiết khác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL.
Lưu ý: đánh giá sự thay đổi về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác này trước và sau khi thực hiện Chương trình.
3.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật
- Kết quả cụ thể trong việc triển khai các hình thức, biện pháp PBGDPL, trong đó đặc biệt quan tâm đánh giá về việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đánh giá về các hình thức PBGDPL có hiệu quả đã áp dụng và một số hình thức Chương trình yêu cầu thử nghiệm như: giải đáp pháp luật qua thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện, tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến trên mạng Internet;
- Về chọn điểm chỉ đạo: (địa bàn, đơn vị, đối tượng tập trung chỉ đạo) từ đó rút kinh nghiệm, xây dựng điển hình, triển khai trên diện rộng.
4. Kinh phí, cơ sở vật chất
- Văn bản của bộ, ngành, địa phương quy định về kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc kinh phí cho hoạt động của tủ sách pháp luật, hoà giải ở cơ sở...;
- Kinh phí hàng năm ngân sách nhà nước cấp cho bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Nguồn kinh phí khác (tài trợ của tổ chức quốc tế, hỗ trợ của doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chức,...).
II. Đánh giá về kết quả sau 05 năm thực hiện Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2008-2012)
1.Về hiệu quả
Đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL trên cơ sở một số tiêu chí sau:
- Thứ nhất, mức độ đạt được các mục đích, mục tiêu, yêu cầu của Chương trình công tác PBGDPL;
- Thứ hai, những kết quả thực tế do công tác công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại. Những kết quả này cần được đánh giá ở cả mặt nhận thức (những gì đạt được) và mặt hành vi (những gì đạt được) trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng, trong hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật...;
- Thứ ba, những chi phí cho quá trình tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Tồn tại, khó khăn và nguyên nhân
- Về tổ chức chỉ đạo, điều hành;
- Về thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp của chương trình;
- Nguyên nhân (khách quan, chủ quan).
3. Bài học kinh nghiệm
- Bài học về tổ chức các mô hình, phương pháp, cách làm hiệu quả trong PBGDPL;
- Bài học về cơ chế tổ chức thực hiện (hoạt động chỉ đạo, vai trò cơ quan chủ trì, cơ chế phối hợp liên ngành...);
- Bài học về nguồn nhân lực và các điều kiện đảm bảo cho công tác PBGDPL.
III. Phương hướng cho giai đoạn tiếp theo
- Nêu rõ các giải pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu của chương trình và phát huy hiệu quả đạt được của chương trình như nhóm giải pháp về thể chế, nguồn lực thực hiện công tác PBGDPL, nhóm giải pháp về cơ chế và các nhóm giải pháp khác;
- Kiến nghị, đề xuất về triển khai công tác PBGDPL cho giai đoạn tiếp theo.
PHỤ LỤC I:
BAN HÀNH VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PBGDPL CỦA CHÍNH PHỦ
(đánh dấu x vào cột tương ứng)
- Tên cơ quan, đơn vị:...........................................................
Cơ quan ban hành | Số lượng văn bản đã được ban hành | Văn bản khác | Ghi chú | |||||||
|
| Kế hoạch | Quyết định kèm Kế hoạch | Chỉ thị | Chương trình | Chương trình kèm Kế hoạch | Quyết định | Đề án |
|
|
Cấp bộ, ngành, đoàn thể | Bộ trưởng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HĐPHCTPBGDPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Liên ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Câp tỉnh | HĐND |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
UBND |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
HĐPHCTPBGDPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Liên ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Sở, ban, ngành, đoàn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Cấp huyện | HĐND |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
UBND |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
HĐPHCTPBGDPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Các phòng, ban, ngành, đoàn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Liên ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Cấp xã | Đảng uỷ xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HĐND |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
UBND |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
HĐPHCTPBGDPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Các ban, ngành, đoàn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II:
MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG
Tên cơ quan, đơn vị: ..................................................................
STT | Đối tượng | Mục tiêu đạt được so với yêu cầu của Chương trình |
1 | Cán bộ, công chức, viên chức |
|
2 | Người dân: - Người dân thành phố - Người dân nông thôn - Đồng bào dân tộc thiểu số |
|
3 | Lực lượng vũ trang: - Công an nhân dân - Quân đội nhân dân |
|
4 | Thanh thiếu niên |
|
5 | Người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp |
|
6 | Người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài |
|
PHỤ LỤC III:
THỰC HIỆN PBGDPL THÔNG QUA CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP
Tên cơ quan, đơn vị: ..................................................................
STT | Hình thức được triển khai | Số lượng cuộc phổ biến | Só lượt người thụ hưởng | Ghi chú |
1 | Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn |
|
|
|
2 | Hội thảo, tọa đàm |
|
|
|
3 | Ngày pháp luật |
|
|
|
4 | Lễ hội văn hóa truyền thống |
|
|
|
5 | Trợ giúp pháp lý |
|
|
|
6 | Tư vấn pháp luật |
|
|
|
7 | Phiên tòa xét xử lưu động |
|
|
|
8 | Phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật |
|
|
|
9 | Thực hiện các buổi giao lưu trực tuyến trên mạng internet |
|
|
|
Biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác PBGDPL
STT | Số lượng các tài liệu được biên soạn và phát hành | |||||
| Sách pháp luật phổ thông | Sách hướng dẫn pháp luật | Tờ gấp pháp luật | Băng, đĩa hình | Bản tin pháp luật | Tài liệu pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
Phổ biến pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh cơ sở
STT | Số lượng các chuyên mục phổ biến pháp luật (do ngành tư pháp phối hợp thực hiện) | ||||
| Báo viết | Báo hình | Báo nói | Báo mạng | Loa truyền thanh cơ sở |
|
|
|
|
|
|
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở
STT | Số lượng tổ hòa giải | Số lượng hòa giải viên | Số lượng vụ việc hòa giải thành |
|
|
|
|
Thi tìm hiểu pháp luật
STT | Số lượng cuộc thi, người dự thi | Thi viết | Thi sân khấu hóa | Thi trên mạng |
1 | Số lượng cuộc thi được tổ chức |
|
|
|
2 | Số lượng người tham gia |
|
|
|
PHỤ LỤC IV:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PBGDPL
Tên cơ quan, đơn vị:................................................................
STT | Hình thức được áp dụng | Hình thức áp dụng đạt hiệu quả | Hình thức áp dụng ít hiệu quả | Hình thức đang áp dụng thử nghiệm |
1 | Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn |
|
|
|
2 | Hội thảo, tọa đàm |
|
|
|
3 | Phương tiện thông tin đại chúng |
|
|
|
4 | Tài liệu pháp luật (sách, tờ gấp, băng, đĩa...) |
|
|
|
4.1 | Sách pháp luật phổ thông |
|
|
|
4.2 | Sách hướng dẫn pháp luật |
|
|
|
4.3 | Tờ gấp pháp luật |
|
|
|
4.4 | Băng, đĩa hình |
|
|
|
5 | Thi tìm hiểu pháp luật |
|
|
|
6 | Lễ hội văn hóa truyền thống |
|
|
|
7 | Tủ sách pháp luật |
|
|
|
8 | Hòa giải cơ sở |
|
|
|
9 | Giáo dục pháp luật trong trường học |
|
|
|
10 | Trợ giúp pháp lý |
|
|
|
11 | Tư vấn pháp luật |
|
|
|
12 | Phiên tòa xét xử lưu động |
|
|
|
13 | Lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật |
|
|
|
14 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước của thôn, làng, bản, ấp, quy chế của cơ quan của cơ quan, điều lệ của các tổ chức đoàn thể xã hội |
|
|
|
15 | Phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật |
|
|
|
16 | Xây dựng các điểm sáng về chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư |
|
|
|
17 | Giải đáp pháp luật qua thư điện tử |
|
|
|
18 | Thực hiện các buổi giao lưu trực tuyến trên mạng internet. |
|
|
|
19 | Ngày pháp luật |
|
|
|
PHỤ LỤC V:
ĐẦU TƯ KINH PHÍ, CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÔNG TÁC PBGDPL TỪ NĂM 2008-2012
Tên địa phương (cơ quan, đơn vị):..............................................................................................
STT | Nội dung được cấp | Thời gian | Kinh phí cấp cho bộ, ngành TW | Kinh phí cấp cho các tỉnh, huyện, xã thực hiện PBGDPL | Tổng số | ||
1 | Kinh phí thường xuyên cấp cho hoạt động PBGDPL nói chung |
|
|
|
|
|
|
2 | Kinh phí cấp cho thực hiện Chương trình PBGDPL của Chính phủ 2008-2012 |
|
|
|
|
|
|
3 | Kinh phí cấp cho việc triển khai 4 Đề án của chương trình. |
|
|
|
|
|
|