- 1 Quyết định 419/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3 Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2024 tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2024 tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2964/BTNMT-TTTT | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2024 |
Kính gửi: | - Các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; |
Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience) nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Cùng hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động như sau:
1. Tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 13/CT- TTg ngày 02 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
2. Xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phòng chống sa mạc hóa; điều tra đánh giá thực trạng hoang mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về sa mạc hóa, xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp; tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ và những kết quả về hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực, trong đó có sáng kiến về giảm phát thải thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, sáng kiến về chi trả dịch vụ môi trường rừng…
3. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, cần chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái của từng vùng. Tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc. Tăng cường bổ sung nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, các phương tiện dự báo thời tiết, khí tượng thuỷ văn của Trung ương và địa phương trong việc chống sa mạc hóa và hạn hán.
4. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ hoặc bị sa mạc hóa, bên cạnh đó nghiên cứu và áp dụng những giải pháp tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước và bảo vệ bề mặt của đất. Đặc biệt, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển bền vững gắn chặt với các chương trình dự án, sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển sinh kế bền vững.
5. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp) và quy định về phân loại rác thải tại nguồn (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường tại khoản 1 Điều 79 và khoản 1 Điều 75 phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024) đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất; đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa quá trình sa mạc hóa, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024; các hoạt động, nhiệm vụ, nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung tuyên truyền các mô hình điển hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa. Đa dạng các phương thức tuyên truyền; vận dụng nền tảng công nghệ và mạng xã hội để truyền thông, tạo sự lan toả, hưởng ứng của toàn xã hội.
7. Tăng cường triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá đặc biệt là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng hạn hán, sa mạc hoá. Đồng thời, phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân và cộng đồng, doanh nghiệp có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên của đất nước.
8. Căn cứ tình hình thực tế, cao điểm từ cuối tháng 5 đến kết thúc tháng 6 năm 2024, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Mít tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải. Phát động Chiến dịch chung tay bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các hành động thiết thực, hiệu quả. Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích sử dụng từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 đạt tính lan tỏa cao (khẩu hiệu tuyên truyền tại Phụ lục số 01).
Tổng hợp kết quả thực hiện (theo Mẫu tại Phụ lục số 02) về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) trước ngày 31 tháng 7 năm 2024 để tổng hợp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường là đơn vị đầu mối để phối hợp hướng dẫn tổ chức các hoạt động nêu trên. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Bà Đặng Thị Hằng, Chuyên viên Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, điện thoại: 0985.495.256, thư điện tử: dthang2@monre.gov.vn.
Các thông tin, tài liệu tuyên truyền về chủ đề Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2024 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ https://www.monre.gov.vn/; Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, địa chỉ https://tainguyenmoitruong.gov.vn/.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của Quý cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 01:
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Công văn số: /BTNMT-TTTT ngày tháng năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
1. Hãy chủ động ứng phó, tăng cường khả năng thích ứng với hạn hán.
2. Mỗi người đều có thể góp phần phục hồi đất bị suy thoái.
3. Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
4. Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy hệ sinh thái toàn cầu.
5. Hành tinh của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta! Hãy hành động ngay bây giờ cho một tương lai bền vững.
6. Ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
PHỤ LỤC SỐ 02:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN TẠI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Công văn số: /BTNMT-TTTT ngày tháng năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
ĐƠN VỊ…………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…………… | …………, ngày tháng năm 2024 |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Tên người liên hệ: | Email: | Điện thoại: |
Các nội dung chính của báo cáo:
1. Công tác chỉ đạo thực hiện: Nêu rõ các Văn bản chỉ đạo của Quý đơn vị trên địa bàn triển khai “Tháng hành động vì môi trường” năm 2024.
2. Danh mục các hoạt động tổ chức “Tháng hành động vì môi trường” (chú ý mô tả chi tiết, đánh giá kết quả đạt được và việc duy trì trong tương lai).
3. Chi tiết hoạt động:
- Mô tả hoạt động
- Nơi diễn ra
- Mục đích
- Các vấn đề tập trung giải quyết
- Tác động với cộng đồng
4. Kết quả các hoạt động:
- Số các hoạt động diễn ra trên địa bàn:
- Số người tham gia:
- Tổng lượng rác thu gom, xử lý (tính theo m3 hoặc tấn):
- Tổng chiều dài, diện tích các khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc ha).
- Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha…)
- Số công trình bảo vệ môi trường được khởi công, khánh thành, bản giao đưa vào sử dụng.
- Tổ chức các buổi mít tinh, cổ động, tập huấn, hội thảo, cuộc thi:
- Tổng số băng rôn, phướn, tờ rơi, poster được phát hành (chiếc):
- Các hoạt động truyền thông, truyền hình: bài viết, phóng sự, tuyên truyền…:
- Các hình thức khác…
4. Những đề xuất, kiến nghị…
5. Hình ảnh kèm theo:
Ghi chú:
Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương là đầu mối tổng hợp kết quả các hoạt động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024 trên địa bàn phụ trách.
- 1 Quyết định 419/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3 Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2024 tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2024 tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành