Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3037/CT-TTHT
V/v: Chính sách thuế

TP.Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2015

 

Kính gửi: Công ty TNHH Vina Tokai Powdex
Địa chỉ: 259 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 01, TPHCM
Mã số thuế: 030424028

 

Trả lời văn bản số 0301-CVDN/15 ngày 16/3/2015 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hoà Indonesia ngày 22/12/1997 về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập;

Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần;

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

“Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật Thuế TNDN.”

Trường hợp năm 2014 Công ty có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cải tạo thiết bị sàng lọc thổi nguyên liệu tại nhà máy Lotte tại Indonesia và đã nộp thuế tại Indonesia (loại thuế tương tự thuế TNDN của Việt Nam) thì khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, Công ty được trừ số thuế TNDN đã nộp tại Indonesia nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN của Việt Nam (có chứng từ chứng minh số thuế thu nhập đã bị khấu trừ, nộp thuế tại Indonesia). Số thuế đã nộp ở Indonesia được khấu trừ là số thuế phát sinh trong thời gian cùng năm tính thuế tại Việt Nam. Trường hợp năm 2014 Công ty bị lỗ hoặc được miễn thuế TNDN, không phát sinh số thuế TNDN phải nộp thì không được trừ số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng PC;
- Phòng KT2;
- Lưu: HC, TTHT.
628_ 2300123 (16/3/2015)
vu.duc.hien

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Thị Lệ Nga

 

 

Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hoà Indonesia ngày 22/12/1997 về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập

+ Tại Điều 5 quy định về cơ sở thường trú:

“1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình;

3. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” cũng bao gồm:

a. Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp hay các hoạt động giám sát liên quan đến các công trình, địa điểm trên, nhưng chỉ khi địa điểm, công trình hay các hoạt động đó chỉ kéo dài trong giai đoạn trên sáu tháng;

…”

+ Tại Điều 22 quy định về thu thập khác:

“Các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết chưa được đề cập tới tại những Điều trước của Hiệp định này sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó trừ trường hợp nếu thu nhập đó thu được từ các nguồn tại Nước ký kết kia, thì thu nhập đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.”

+ Tại Điều 23 quy định các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần:

“1. Khi đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được thu nhập từ Nước ký kết kia, số thuế phải nộp trên thu nhập được chi trả tại Nước ký kết kia theo các quy định của Hiệp định này có thể được trừ vào số thuế đối tượng cư trú đó phải nộp tại Nước ký kết thứ nhất. Tuy nhiên, số thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá số thuế mà Nước ký kết thứ nhất thu trên thu nhập đó được tính theo các luật và quy định về thuế của Nước đó.

2. Thể theo các quy định của Hiệp định này, trường hợp thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ Nước ký kết kia được miễn thuế tại Nước ký kết đó, khi tính số thuế đối với phần còn lại của thu nhập của đối tượng cư trú đó, Nước ký kết kia có thể xem xét đến thu nhập được miễn thuế.

3. Theo nội dung khoản 1 của Điều này, thuế thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết đã nộp tại Nước ký kết kia đối với lợi tức doanh nghiệp thu được thông qua một cơ sở thường trú đặt tại Nước ký kết kia sẽ được coi là bao gồm bất kỳ khoản thuế nào lẽ ra phải nộp như một khoản thuế tại Nước ký kết kia trong bất kỳ năm nào nhưng thực tế không phải nộp do việc miễn hay giảm thuế được thực hiện trong năm đó hay một phần của việc miễn, giảm đó là do việc áp dụng quy định trong Luật của Nước ký kết kia về các ưu đãi thuế có giới hạn thời gian nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vì mục đích phát triển.

4. Theo nội dung khoản 1 của Điều này, thuế đã nộp tại Nước ký kết kia đối với tiền lãi cổ phần áp dụng tại khoản 2 Điều 10, đối với tiền lãi từ tiền cho vay áp dụng tại khoản 2 Điều 11 và đối với tiền bản quyền áp dụng tại khoản 2 Điều 12, theo thứ tự sẽ được coi là 15 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần, 15 phần trăm tổng số lãi từ tiền cho vay và 15 phần trăm tổng số tiền bản quyền.”

Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần :

+ Tại Điều 25 xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật :

“1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá 10%) tùy theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.

Phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam là các khoản thanh toán dưới bất kỳ dạng nào do một đối tượng cư trú của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản phí dịch vụ kỹ thuật được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.

2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại Khoản 1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Chương III. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).

..”