BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3077/BGTVT-KCHT | Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2018 |
Kính gửi: | - UBND các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; |
Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua, trong thời gian chờ xóa bỏ các lối đi tự mở, Bộ GTVT hướng dẫn phương án kỹ thuật cho địa phương làm êm thuận các lối đi tự mở qua đường sắt với các giải pháp sau:
1. Giải pháp mặt đường láng nhựa (bản vẽ chi tiết kèm theo):
- Đối với khổ đường đơn 1.000mm:
+ Tạo khe ray: dùng thép L100x100x8, tạo lỗ trên thép L để bắt chặt với phối kiện tà vẹt bê tông; 2 đầu thanh thép L uốn đầu thoi và bắt chặt với tà vẹt bê tông loại đầu thoi hoặc tà vẹt gỗ; chiều dài tùy thuộc vào chiều rộng từng lối đi dân sinh;
+ Hàn tăng cường 02 cánh thép L tạo khe ray bằng thép L50x50x5 hàn trực tiếp vào góc, chiều dài thép L hàn tăng cường 40 cm tại vị trí giữa 2 thanh tà vẹt.
- Đối với đường khổ lồng 1000 mm và 1.435 mm: tạo khe ray tương tự đường đơn khổ 1.000 mm, gia công thép L tạo khe ray với ray cơ bản khổ đường 1.435 mm tương tự đường đơn khổ 1.000 mm; tà vẹt đầu thoi sử dụng tà vẹt gỗ liên kết bằng đinh crampong.
- Kết cấu mặt đường tạo êm thuận: trong lòng đường sắt và từ 2 mép ray ngoài cùng ra tối thiểu 2,0 m bằng mặt đường láng nhựa loại 2 lớp, dày 2 cm, trên lớp móng đường cấp phối đá dăm loại 1.
- Trắc dọc: bám theo trắc dọc hiện tại của từng lối đi tự mở.
2. Giải pháp khung sàn lưới thép trong lòng đường sắt (bản vẽ chi tiết kèm theo):
- Trong lòng đường sắt tạo êm thuận bằng các khung sàn lưới thép dày 6 mm, khoảng cách giữa các mắt đọc theo đường sắt 100-120 mm, theo chiều ngang là 50-60 mm (kích thước các tấm phía trong lòng đường sắt khổ 1000 mm là Bx834x100 mm, trong lòng đường sắt giữa ray cơ bản khổ 1000 mm và ray cơ bản khổ 1.435 mm là Bx282x100 mm - B là chiều rộng tạo êm thuận lối đi tự mở, B≤ 1,5m) trên lớp cấp phối đá dăm loại 1; các ô lưới thép được chèn bằng carboncor; từ 2 mép ray ngoài cùng ra tối thiểu 2,0 m bằng mặt đường láng nhựa loại 2 lớp, dày 2cm, trên lớp móng đường cấp phối đá dăm loại 1; tạo khe ray bằng các thanh thép L100x100x8, tạo lỗ trên thép L để bắt chặt với phối kiện tà vẹt bê tông, phía tiếp giáp giữa thép L và khung sàn lưới thép được hàn cố định với nhau.
2. Căn cứ hiện trạng cụ thể của các lối đi tự mở, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 42/2016/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 745/TTg-KTN năm 2016 về phương án lựa chọn nhà thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 63/2015/TT-BGTVT Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Thông tư 63/2015/TT-BGTVT Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 745/TTg-KTN năm 2016 về phương án lựa chọn nhà thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 42/2016/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành