Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3079/GDĐT-VP
Về thực hiện công tác thi đua khen thưởng năm học 2018-2019

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2018

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường Cao đẳng, Trung cấp (công lập);
- Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phân chia cụm, khối thi đua thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Hướng dẫn số 1479/HD-BTĐKT ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn tổ chức Cụm, khối thi đua của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị tặng Cờ Thi đua của Chính Phủ, Cờ Thi đua cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác thi đua khen thưởng năm học 2018-2019, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “dạy tốt - học tốt”, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục của thành phố.

II. NGUYÊN TẮC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Công tác thi đua được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả của phong trào thi đua; các cá nhân, tập thể phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận danh hiệu thi đua; tập thể có cá nhân bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên không được xét thi đua.

3. Việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân; coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn, không gò ép để đạt số lượng. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp công tác, giảng dạy, học tập, lao động.

4. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

5. Các cuộc họp xét danh hiệu thi đua, khen thưởng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị tham dự. Thành viên không tham dự cuộc họp (vắng có lý do chính đáng) phải được lấy ý kiến sau buổi họp về những nội dung mà Hội đồng đã triển khai và thống nhất.

III. NỘI DUNG

Năm học 2018 - 2019 là năm học thứ ba triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung của Nghị quyết 29/NQ-TW, Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nhằm đưa giáo dục và đào tạo thành phố nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố.

Quán triệt Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục, Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2018 - 2019, thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, toàn ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và thực hiện “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong đội ngũ, nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; kỷ cương, nề nếp, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của nhà trường, đơn vị; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; mỗi cán bộ, nhà giáo, người lao động không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, tận tâm, yêu thương học sinh, sinh viên, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tác phong mẫu mực, mô phạm; tích cực trong học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao mức đạt được trong chuẩn nghề nghiệp, chuẩn cán bộ quản lý; đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Quán triệt đầy đủ nội dung phương hướng, nhiệm vụ của năm học, gắn với chủ đề trọng tâm là “Đổi mới - Sáng tạo để xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, hiện đại” quyết tâm thực hiện đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục; đổi mới căn bản và toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; coi trọng quản lý chất lượng giáo dục; trong đó chú trọng tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tư vấn, trải nghiệm sáng tạo, rèn luyện kỹ năng sống, năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống của học sinh, sinh viên; có các hoạt động thiết thực hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; đảm bảo an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an ninh trật tự; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, cháy nổ, thảm họa, thiên tai...; thường xuyên giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, các giá trị văn hóa, hướng học sinh, sinh viên đến Chân - Thiện - Mỹ; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường, lớp học và cá nhân.

3. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, đề xuất các giải pháp cụ thể, cách làm sáng tạo, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nội dung “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” mà trọng tâm là tiếp tục bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn trong các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục thông qua các phần mềm, hệ thống; nhân rộng trường học tiên tiến, hiện đại, vận dụng có hiệu quả những thành tố tích cực của các mô hình dạy học tiên tiến trên thế giới; tổ chức giáo dục hướng nghiệp, phân luồng có hiệu quả; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc gia và quốc tế; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo dựa trên kết quả đánh giá; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

5. Đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, có nhiều giải pháp sáng tạo giúp người học thay đổi tư duy, nhận thức về học tập suốt đời nhằm thúc đẩy nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để người học được tham gia học tập bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và của địa phương; tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, sáng tạo trong việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập.

6. Tổ chức, động viên đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh và sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong các đơn vị giáo dục, trường học và các Khối thi đua. Tăng cường các hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, đền ơn đáp nghĩa cho nhà giáo, người lao động, học sinh và sinh viên có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn thiết thực chào mừng các ngày Lễ lớn của đất nước. Ở từng trường học, cơ sở giáo dục tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982-20/11/2018); triển khai tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động tập trung thực hiện theo khẩu hiệu hành động “Dân chủ - Đoàn kết - Hội nhập - Phát triển”.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục sử dụng phần mềm trực tuyến quản lý thi đua ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố. Các loại hồ sơ thi đua từ việc đăng ký đầu năm cho đến hồ sơ cuối năm đều thực hiện trên phần mềm trực tuyến quản lý thi đua. Bên cạnh đó, do quy định về hồ sơ của Ban Thi đua, khen thưởng thành phố nên có nhiều biểu mẫu phải thực hiện bằng văn bản (Phụ lục biểu mẫu đính kèm).

1. Tổ chức đăng ký thi đua, bình xét thi đua

- Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị cụ thể, chi tiết theo các đợt, các chủ điểm lớn trong năm, các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Triển khai đầy đủ tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; công khai quy trình xét chọn các danh hiệu thi đua theo Thông tư, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi đua mới của Trung ương và Thành phố.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua trong năm học 2018-2019 tại từng tổ, khối và tổng hợp danh sách đăng ký danh hiệu thi đua của toàn đơn vị.

- Nhập dữ liệu đăng ký thi đua.

1.1. Đăng ký danh hiệu thi đua

a. Đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện:

- Đăng ký thi đua theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng quận, huyện.

b. Đối với các trường Trung học phổ thông, các đơn vị trực thuộc Sở (sau đây gọi là các đơn vị trực thuộc Sở):

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại đơn vị đăng ký thi đua.

- Nhập dữ liệu, đăng ký thi đua cho tập thể, cá nhân về Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành và gửi về Trưởng khối thi đua.

c. Đối với các trường Cao đẳng - Trung cấp công lập (Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân):

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại đơn vị đăng ký thi đua.

- Nhập dữ liệu, đăng ký về Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành.

• Lưu ý: Các tập thể, cá nhân nên mạnh dạn, chủ động đăng ký các danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm học để đảm bảo cho việc xét các danh hiệu thi đua vào cuối năm đúng theo quy định.

Thời gian đăng ký trên phần mềm và nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 31/10/2018.

Đăng ký về Trưởng khối thi đua theo yêu cầu và thời gian hoạt động của từng khối.

1.2. Đề xuất hình thức khen thưởng:

a. Đối với hình thức khen thưởng cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bằng khen Bộ):

- Cuối năm học, các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện tổng hợp danh sách đề nghị của các tập thể, cá nhân và nộp về Trưởng khối thi đua, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với các đơn vị trực thuộc Sở: đề xuất các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong hồ sơ thi đua cuối năm.

b. Đối với hình thức khen thưởng cấp thành phố (Bằng khen UBND, Huy hiệu thành phố): Các đơn vị trực thuộc Sở nộp hồ sơ đề nghị vào cuối năm học cùng với hồ sơ thi đua (đính kèm minh chứng).

c. Đối với hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (Bằng khen Thủ tướng, Huân chương Lao động...): các đơn vị trực thuộc Sở đề xuất cùng với hồ sơ thi đua cuối năm.

d. Đề xuất khen thưởng nhân kỷ niệm 05 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm,... thành lập đơn vị: các đơn vị căn cứ kết quả thi đua đã có để đề xuất: Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cờ truyền thống của Ủy ban nhân dân Thành phố dựa trên các quy định, tiêu chí của Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Tổ chức bình xét thi đua khen thưởng cuối năm học.

a. Khối các đơn vị trực thuộc quận, huyện: thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận, huyện.

b. Khối các Phòng Giáo dục và Đào tạo: Từ ngày 03/6 - 07/6/2019 các khối thi đua tiến hành việc họp bình chọn đơn vị dẫn đầu khối để nhận Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT, đơn vị dẫn đầu để đề nghị Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT ( đối tượng: Phòng GD&ĐT; trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở). Gửi hồ sơ về bộ phận thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

• Tờ trình.

• Biên bản họp Khối thi đua

• Báo cáo tổng kết hoạt động sinh hoạt khối.

• Thống kê kết quả xét và đề nghị khen thưởng của khối.

• Bảng điểm tự chấm của các đơn vị.

• Báo cáo thành tích tập thể và cá nhân đề nghị khen (theo mẫu đính kèm)

c. Khối các đơn vị trực thuộc Sở:

- Từ ngày 27/5 - 31/5/2019: Các đơn vị hoàn tất việc xét thi đua cuối năm, nhập dữ liệu vào phần mềm và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ nộp về Sở bao gồm:

• Tờ trình.

• Biên bản họp Hội đồng thi đua (ghi rõ tỷ lệ bỏ phiếu các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tập thể, cá nhân).

• Bảng tổng hợp kết quả xét thi đua của cá nhân.

• Bảng điểm tự đánh giá thi đua của đơn vị.

• Quyết định công nhận và danh sách các cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.

• Xác nhận thành tích đạt được của các đoàn thể (Chi bộ, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCS)

• Các biểu mẫu có liên quan (xem phụ lục biểu mẫu)

- Từ ngày 03/6 - 07/6/2019: Các khối thi đua tiến hành việc họp khối và bình chọn 01 đơn vị nhận Cờ thi đua thành phố. Gửi hồ sơ về bộ phận thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

• Tờ trình.

• Biên bản họp Khối thi đua

• Báo cáo tổng kết hoạt động sinh hoạt khối.

• Thống kê kết quả xét và đề nghị khen thưởng của khối.

Lưu ý: Việc lựa chọn đơn vị đề xuất Cờ thi đua phải là đơn vị có điểm số dẫn đầu khối.

Đối với Cấp ngành:

- Từ 13/5 - 24/5/2019: Bộ phận Thi đua, Khen thưởng của Sở sẽ tổng hợp và thông báo điểm chấm thi đua của các phòng ban Sở đến các đơn vị.

- Từ ngày 03/6 - 07/6/2019: Tham dự buổi sinh hoạt lần 3 tại các khối thi đua.

- Từ ngày 10/6 - 20/6/2019: Bộ phận Thường trực tổng hợp kết quả của các đơn vị, chuyển đến các phòng ban Sở thẩm định.

- Ngày 25/6/2019: Họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành (dự kiến).

- Từ ngày 26/6 - 28/6/2019: Hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Ban Thi đua Khen thưởng thành phố và Vụ Thi đua Khen thưởng - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tổ chức sinh hoạt khối thi đua

Các khối thi đua xây dựng nội dung, kế hoạch và quy chế hoạt động của khối thi đua nhằm phát động phong trào thi đua yêu nước để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong năm học 2018-2019

Căn cứ tình hình và điều kiện thực tế, theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phân chia cụm, khối thi đua thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo chia các khối thi đua thuộc ngành như sau:

- Khối Phòng Giáo dục và Đào tạo

: 04 khối

- Khối Trung học phổ thông

: 16 khối

- Khối đơn vị trực thuộc Sở

: 01 khối

- Khối Phòng, Ban của Sở

: 01 khối

ính kèm danh sách các khối thi đua)

2.1. Nguyên tắc hoạt động khối thi đua

- Khối thi đua hoạt động theo chế độ tập thể, các quyết định của khối được thông qua trong các buổi họp, sinh hoạt của khối trên nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, tự giác, công khai, hợp tác. Các quyết định của khối là ý kiến chung của các đơn vị trong từng khối thi đua, khi có ý kiến khác nhau không được sự thống nhất trong khối thì khối trưởng có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đơn vị đảm nhiệm vai trò khối trưởng các khối thi đua được sử dụng con dấu của đơn vị mình làm cơ sở pháp lý cho các văn bản liên quan đến hoạt động của khối thi đua.

- Khối trưởng có cách làm tốt, đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động Khối thi đua sẽ được cộng thêm tối đa 1 điểm trong tổng điểm đánh giá xếp loại cuối năm do các Phòng, Ban Sở chấm.

2.2. Nhiệm vụ khối thi đua

Nhiệm vụ của khối thi đua

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung của phong trào thi đua và công tác khen thưởng cho năm học 2018-2019.

- Xây dựng lịch tổ chức sinh hoạt của khối thi đua trong năm học 2018-2019.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua, qua đó rút kinh nghiệm và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.

- Thực hiện bình xét thi đua cuối năm cho các đơn vị và cá nhân trong khối, tôn vinh đơn vị dẫn đầu và đề nghị đơn vị nhận Cờ Thi đua.

Nhiệm vụ của khối trưởng

- Tổ chức cho các đơn vị đăng ký danh hiệu thi đua, đăng ký tổ chức chuyên đề, ký kết giao ước thi đua.

- Quyết định thời gian, địa điểm, chương trình làm việc và chủ trì các buổi họp của khối thi đua; triệu tập cuộc họp đột xuất để triển khai các văn bản, nội dung mới về thi đua theo chỉ đạo của Sở hoặc theo đề nghị của các đơn vị trong khối.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động của khối thi đua cho Sở Giáo dục và Đào tạo vào cuối năm học.

Nhiệm vụ của các đơn vị

- Thực hiện nghiêm túc việc đăng ký danh hiệu thi đua, chỉ tiêu thi đua và ký kết giao ước thi đua.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung thi đua đã đăng ký; thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết và tự đánh giá, chấm điểm thi đua của đơn vị đúng thời gian quy định.

- Tham dự đầy đủ các buổi họp, sinh hoạt và các hoạt động khác do khối thi đua thống nhất tổ chức.

- Tham gia góp ý, đề xuất, kiến nghị hoặc hiến kế các giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới công tác thi đua khen thưởng của khối thi đua cho năm học mới.

2.3. Hoạt động của các khối thi đua

Các khối thi đua tổ chức sinh hoạt khối thi đua trong năm học 2018-2019 với những yêu cầu sau:

Sinh hoạt khối thi đua lần 1:

1. Thống nhất kế hoạch thi đua, quy chế hoạt động của khối trong năm học 2018-2019

2. Thông qua nội dung đăng ký thi đua và ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong khối.

3. Đăng ký tổ chức chuyên đề.

Nộp kế hoạch, quy chế hoạt động, bảng ký kết giao ước thi đua, biên bản họp khối về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 09/11/2018.

Sinh hoạt khối thi đua lần 2:

1. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị đạt hiệu quả; tổ chức tuyên dương gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong khối.

2. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi đua - khen thưởng trong học kỳ I và đề ra trọng tâm công tác học kỳ II.

Nộp biên bản họp khối (trong đó có nội dung tổ chức chuyên đề của khối), Báo cáo sơ kết học kỳ I hoạt động khối thi đua về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 31/01/2019.

Sinh hoạt khối thi đua lần 3:

1. Tổng kết thi đua cuối năm học, bình xét thi đua, bình chọn đơn vị dẫn đầu trong khối thi đua.

2. Thông qua danh sách đề nghị các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng và giới thiệu Khối trưởng cho năm học mới.

Nộp Hồ sơ thi đua về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 07/6/2019.

3. Việc xét sáng kiến phục vụ công tác thi đua, khen thưởng:

- Tiếp tục thực hiện theo Hướng dẫn 407/HD-GDĐT-VP, ngày 15/02/2017 của Sở giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc xét sáng kiến phục vụ công tác thi đua, khen thưởng Ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng ở cấp nào thì được làm căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua ở cấp đó. 01 sáng kiến chỉ được xem xét đề nghị tặng 01 danh hiệu thi đua hoặc 01 hình thức khen thưởng theo quy định.

V. PHÂN CÔNG CÁN BỘ, CHUYÊN VIÊN PHỤ TRÁCH THI ĐUA

- Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng: Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng ngành, chịu trách nhiệm chung về công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành.

- Bà Diệp Thị Thùy Linh, Chuyên viên Văn phòng Sở: Phụ trách khối Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và thi đua của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo

- Ông Cao Văn Thanh, Chuyên viên Văn phòng Sở: phụ trách khối các trường Cao đẳng - Trung cấp công lập, các trường Trung học phổ thông ngoài công lập và các đơn vị trực thuộc.

- Bà Tô Thị Thúy Nga, Chuyên viên Văn phòng Sở: phụ trách khối các trường Trung học phổ thông công lập.

Để công tác thi đua, khen thưởng được đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của thành phố, trong quá trình thực hiện các loại hồ sơ, các đơn vị cần lưu ý về thời gian được quy định trong hướng dẫn. Hồ sơ gửi về Sở bằng văn bản và gửi về hộp thư điện tử qua địa chỉ email của chuyên viên phụ trách. Sở Giáo dục và Đào tạo không chịu trách nhiệm về những hồ sơ nộp trễ hạn hoặc không đúng theo biểu mẫu.

Đề nghị Lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thi đua của từng khối và của các đơn vị nhằm phát huy hiệu quả phong trào thi đua tại cơ sở, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2018-2019./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Giám đốc;
- Phòng ban Sở;
- Ban TĐKT thanh phố;
- Khối thi đua IV;
- Lưu: VT, TĐ.

GIÁM ĐỐC




Lê Hồng Sơn

 

DANH SÁCH

CÁC KHỐI THI ĐUA NĂM HỌC 2018-2019
(Đính kèm công văn số 3079/GDĐT-VP ngày 05 tháng 9 năm 2018)

1. Khối Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện: 4 khối

- Khối 1: gồm các Quận: 1, 3, 5, 10, 11 và Tân Bình.

Khối trưởng: Ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng GD và ĐT Quận 10

- Khối 2: gồm các Quận: 4, 6, 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Phú.

Khối trưởng: ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD và ĐT quận Gò vấp

- Khối 3: gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Thủ Đức.

Khối trưởng: ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, Trưởng phòng GD và ĐT Quận 2

- Khối 4: gồm các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ

Khối trưởng: Bà Lê Thị Oanh, Trưởng phòng GD và ĐT huyện Nhà Bè

2. Khối trường THPT: 16 khối (Công lập: 11 khối, ngoài Công lập: 5 khối)

Công lập:

• Khối 1: gồm các đơn vị thuộc quận 1, 3

1. THPT Bùi Thị Xuân

2. THPT Trưng Vương

3. THPT Ten Lơ Man

4. THPT Lương Thế Vinh

5. THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

6. THPT Nguyễn Thị Minh Khai

7. THPT Lê Quí Đôn

8. THPT Marie Curie

9. THPT Lê Thị Hồng Gấm

10. THPT Nguyễn Thị Diệu

11. THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao

Khối trưởng: Bà Vũ Thị Dung, Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân

• Khối 2: gồm các đơn vị thuộc quận, huyện: 4, Nhà Bè, Cần Giờ

1. THPT Nguyễn Trãi

2. THPT Nguyễn Hữu Thọ

3. THPT Long Thới

4. THPT Phước Kiển

5. THPT Dương Văn Dương

6. THPT Bình Khánh

7. THPT Cần Thạnh

8. THPT An Nghĩa

9. THCS-THPT Thạnh An

Khối trưởng: Bà Phan Thị Mỹ Linh, Hiệu trưởng trường THPT An Nghĩa

• Khối 3: gồm các đơn vị thuộc quận: 7, 8

1. THPT Lê Thánh Tôn

2. THPT Ngô Quyền

3. THPT Tân Phong

4. THPT Nam Sài Gòn

5. THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

6. THPT Nguyễn Văn Linh

7. THPT Lương Văn Can

8. THPT Ngô Gia Tự

9. THPT Tạ Quang Bửu

10. THPT Võ Văn Kiệt

Khối trưởng: Ông Phan Hường, Hiệu trưởng trường THPT Lê Thánh Tôn

• Khối 4: gồm các đơn vị thuộc quận: 5, 10

1. THPT Hùng Vương

2. THPT Trần Khai Nguyên

3. THPT chuyên Lê Hồng Phong

4. THPT Trần Hữu Trang

5. THPT Nguyễn An Ninh

6. THPT Nguyễn Khuyến

7. THPT Nguyễn Du

8. THCS-THPT Sương Nguyệt Ánh

9. THCS-THPT Diên Hồng

Khối trưởng:

Ông Tống Phước Lộc, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn An Ninh

• Khối 5: gồm các đơn vị thuộc quận, huyện: 6, Bình Chánh

1. THPT Nguyễn Tất Thành

2. THPT Mạc Đĩnh Chi

3. THPT Bình Phú

4. THPT Phạm Phú Thứ

5. THPT Bình Chánh

6. THPT Tân Túc

7. THPT Vĩnh Lộc B

8. THPT Lê Minh Xuân

9. THPT Đa Phước

10. THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh

Khối trưởng: Ông Bùi Trí Hiệp, Hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi

• Khối 6: gồm các đơn vị thuộc quận: 11, Bình Tân

1. THPT Nguyễn Hiền

2. THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa

3. THPT Trần Quang Khải

4. THPT Vĩnh Lộc

5. THPT Bình Hưng Hòa

6. THPT Bình Tân

7. THPT Nguyễn Hữu Cảnh

8. THPT An Lạc

Khối trưởng: Ông Lê Công Triệu, Hiệu trưởng trường THPT Bình Tân

• Khối 7: gồm các đơn vị thuộc quận: Phú Nhuận, Tân Bình

1. THPT Phú Nhuận

2. THPT Quốc tế Việt Úc (SIC)

3. THPT Hàn Thuyên

4. THPT Nguyễn Chí Thanh

5. THPT Nguyễn Thượng Hiền

6. THPT Nguyễn Thái Bình

7. THPT Tây Thạnh

8. THPT Tân Bình

9. THPT Trần Phú

10. THPT Lê Trọng Tấn

Khối trưởng: Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

• Khối 8: gồm các đơn vị thuộc quận: Bình Thạnh, Gò vấp

1. THPT Trần Văn Giàu

2. THPT Hoàng Hoa Thám

3. THPT Thanh Đa

4. THPT Võ Thị Sáu

5. THPT Gia Định

6. THPT Phan Đăng Lưu

7. THPT Gò Vấp

8. THPT Nguyễn Công Trứ

9. THPT Nguyễn Trung Trực

10. THPT Trần Hưng Đạo

Khối trưởng:

Ông Nguyễn Đức Chính, Hiệu trưởng trường THPT Trần Văn Giàu

• Khối 9: gồm các đơn vị thuộc quận, huyện: 12, Hóc Môn

1. THPT Thạnh Lộc

2. THPT Trường Chinh

3. THPT Võ Trường Toản

4. THPT Phạm Văn Sáng

5. THPT Bà Điểm

6. THPT Nguyễn Văn Cừ

7. THPT Nguyễn Hữu Tiến

8. THPT Nguyễn Hữu Cầu

9. THPT Lý Thường Kiệt

Khối trưởng:

Ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản

• Khối 10: gồm các đơn vị thuộc quận: 2, 9, Thủ Đức

1. THPT Thủ Thiêm

2. THPT Giồng Ông Tố

3. THPT Phước Long

4. THPT Long Trường

5. THPT Nguyễn Huệ

6. THPT Nguyễn Văn Tăng

7. THPT Đào Sơn Tây

8. THPT Thủ Đức

9. THPT Nguyễn Hữu Huân

10. THPT Tam Phú

11. THPT Hiệp Bình

12. THPT Linh Trung

Khối trưởng: Ông Nguyễn Tấn Tài, Hiệu trưởng trường THPT Thủ Thiêm

• Khối 11: gồm các đơn vị thuộc huyện Củ Chi

1. THPT Củ Chi

2. THPT Quang Trung

3. THPT An Nhơn Tây

4. THPT Trung Phú

5. THPT Trung Lập

6. THPT Phú Hòa

7. THPT Tân Thông Hội

Khối trưởng: Ông Trần Hoàng Tịnh, Hiệu trưởng trường THPT Củ Chi

Ngoài công lập

• Khối 1: gồm các đơn vị thuộc quận: 1, 2, 3, 5, 7, 10

1. THCS và THPT Đăng Khoa

2. THCS - THPT Châu Á Thái Bình Dương

3. TH, THCS và THPT Quốc tế Á Châu

4. TH, THCS, THPT Úc Châu

5. TH, THCS, THPT Nam Mỹ

6. Trường Song ngữ Quốc tế Horizon

7. THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

8. TH, THCS, THPT Tây Úc

9. THCS, THPT An Đông

10. THCS và THPT Quang Trung Nguyễn Huệ

11. THPT Văn Lang

12. THPT Thăng Long

13. THCS và THPT Đức Trí

14. THCS và THPT Đinh Thiện Lý

15. THCS và THPT Sao Việt

16. TH, THCS, THPT Quốc tế Cananđa

17. TH, THCS và THPT Vạn Hạnh

18. THCS và THPT Duy Tân

19. TH, THCS và THPT Việt Úc

20. TH, THCS, THPT Quốc tế Việt Nam.

21. TH, THCS, THPT Ngân Hà

Khối trưởng:

Bà Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý

• Khối 2: gồm các đơn vị thuộc quận, huyện: 6, 11, Bình Chánh, Bình Tân

1. THCS - THPT Đào Duy Anh

2. THCS, THPT Phan Bội Châu

3. THPT Quốc Trí

4. THPT Phú Lâm

5. THPT Trần Quốc Tuấn

6. Trường THPT Việt Mỹ Anh

7. TH, THCS và THPT Trương Vĩnh Ký

8. THCS - THPT Bắc Mỹ

9. TH, THCS & THPT Albert Einstein

10. THPT Hàm Nghi

11. THCS - THPT Ngôi Sao

12. THCS - THPT Phan Châu Trinh

13. TH, THCS và THPT Chu Văn An

14. TH - THCS - THPT Ngôi Sao Nhỏ

15. THPT Trần Nhân Tông

Khối trưởng:

Ông Phan Văn Thanh, Hiệu trưởng trường TH, THCS và THPT Trương Vĩnh Ký

• Khối 3: gồm các đơn vị thuộc quận: Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp

1. TH, THCS và THPT Quốc Tế

2. THCS, THPT Hồng Hà

3. THCS và THPT Việt Anh

4. THPT Hưng Đạo

5. TH, THCS và THPT Thanh Bình

6. THCS và THPT Bác Ái

7. THCS, THPT Hai Bà Trưng

8. THCS và THPT Nguyễn Khuyến

9. THCS và THPT Thái Bình

10. TH, THCS, THPT Việt Mỹ

11. THPT Thủ Khoa Huân

12. THCS và THPT Việt Thanh

13 TH, THCS và THPT Thái Bình Dương

14. THPT Việt Nhật

15. THPT Đông Dương

16. THCS, THPT Phạm Ngũ Lão

17. THPT Lý Thái Tổ

18. THPT Đào Duy Từ

19. TH, THCS và THPT Nguyễn Tri Phương

20. THCS và THPT Phùng Hưng

Khối trưởng: Bà Hà Thị Kim Sa, Hiệu trưởng trường THCS, THPT Hồng Hà

• Khối 4: gồm các đơn vị thuộc quận Tân Phú

1. THPT Thành Nhân

2. THPT Vĩnh Viễn

3. THPT Trần Cao Vân

4. TH, THCS và THPT Hòa Bình

5. TH THCS và THPT Quốc Văn Sài Gòn

6. THCS và THPT Trí Đức

7. THCS và THPT Nhân Văn

8. THCS và THPT Tân Phú

9. THPT Minh Đức

10. THCS và THPT Khai Minh

11. THCS, THPT Hồng Đức

12. THPT Nhân Việt

13. THCS và THPT Đinh Tiên Hoàng

14. THPT Trần Quốc Toản

15. THPT Nam Việt

Khối trưởng: Ông Ngô Vĩnh Trường, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Tân Phú

• Khối 5: gồm các đơn vị thuộc quận: Bình Thạnh, 9, 12, Thủ Đức

1. THPT Đông Đô

2. THPT Mùa Xuân

3. TH, THCS, THPT Vinschool

4. TH, THCS, THPT Anh Quốc

5. TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm

6. THCS, THPT Hoa Sen

7. THPT Việt Âu

8. THCS và THPT Lạc Hồng

9. THCS và THPT Hoa Lư

10. THCS và THPT Bắc Sơn

11. THCS, THPT Bạch Đằng

12. TH, THCS, THPT Mỹ Việt

13. TH, THCS, THPT Tuệ Đức

14. THCS và THPT Ngọc Viễn Dông

15. THPT Bách Việt

16. THPT An Dương Vương

Khối trưởng:

Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng trường TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm

3. Các đơn vị trực thuộc Sở: 1 khối.

1. Trường Mầm non Nam Sài Gòn

2. Trường Mầm non 19/5 Thành phố

3. Trường Mầm non Thành phố

4. Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

5. Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

6. Báo Giáo dục thành phố

7. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng các công trình

8. Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục

9. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

10. Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh

11. Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quận Tân Bình

12. Trung tâm GDTX Tiếng Hoa

13. Trung tâm GDTX Lê Quý Đôn

14. Trung tâm GDTX Chu Văn An

Khối trưởng:

Bà Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

4. Các Phòng, Ban Sở GD&ĐT: 1 khối

1. Phòng Giáo dục Mầm non

2. Phòng Giáo dục Tiểu học

3. Phòng Giáo dục Trung học

4. Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp và Đại học

5. Phòng Giáo dục Thường xuyên

6. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục

7. Phóng Chính trị tư tưởng

8. Phòng Thanh tra

9. Phòng Tổ chức cán bộ

10. Phòng Kế hoạch - Tài chánh

11. Văn Phòng Sở

12. Văn phòng Công đoàn Giáo dục thành phố

13. Văn phòng Đảng ủy.

Khối trưởng: Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở