- 1 Công văn 8090/TCHQ-GSQL năm 2013 Quy trình hướng dẫn kiểm tra phóng xạ đối với hành lý và hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 7666/TCHQ-GSQL năm 2015 thực hiện Thông tư liên tịch 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các cửa khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2128/TCHQ-GSQL năm 2021 về phối hợp xử lý hàng hóa có chứa chất phóng xạ nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3104/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Tiếp theo công văn số 2050/TCHQ-GSQL ngày 04/5/2021 của Tổng cục Hải quan về tăng cường kiểm soát phóng xạ đối với phế liệu sắt thép nhập khẩu, Tổng cục Hải quan hướng dẫn sử dụng các thiết bị kiểm tra phóng xạ cầm tay đối với các đơn vị thuộc điểm 2 công văn 2050/TCHQ-GSQL, cụ thể như sau:
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Sử dụng thiết bị cảnh báo bức xạ cá nhân (PRD).
Thiết bị này được sử dụng cho mục đích bảo đảm an toàn cá nhân. Trên màn hình của thiết bị PRD hiển thị số đếm cảnh báo từ 1-9, khi công chức hải quan đến gần lô hàng cần kiểm tra. Trong khi kiểm tra bằng PRD sẽ xảy ra 02 trường hợp như sau:
- Trường hợp thiết bị hiển thị từ mức "8" trở xuống: Công chức hải quan thực hiện kiểm tra sử dụng thiết bị RIID để kiểm tra phóng xạ của lô hàng (chuyển sang bước 2).
- Trường hợp thiết bị PRD hiển thị trên mức "8": Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thiết lập khu vực cách ly, cụ thể như sau:
Công chức phải di chuyển ngay ra khỏi khu vực có phóng xạ cho đến khi máy PRD chuyển sang số thấp hơn và ngay lập tức báo cho cán bộ phụ trách.
Thiết lập chu vi an toàn xung quanh đối tượng phát xạ, sử dụng dải băng ngăn cách hoặc dựng rào chắn ở toàn bộ khu vực máy PRD có số đọc dưới “8”, đặt các biển cảnh báo phóng xạ nguy hiểm.
Sau khi thiết lập khu vực cách ly, Công chức phụ trách kiểm tra báo cáo Lãnh đạo theo thẩm quyền và thông báo Cục ATBXHN để kiểm tra, phối hợp xử lý.
Bước 2: Sử dụng thiết bị nhận diện đồng vị phóng xạ (RIID)
Thiết bị này được sử dụng để kiểm tra hàng hóa nghi ngờ có phóng xạ. Các lô hàng phế liệu, lô hàng có dấu hiệu phóng xạ bất thường sẽ có giá trị suất liều lớn hơn giá trị phông phóng xạ môi trường xung quanh từ 1,5 - 2 lần trở lên (đơn vị đo là µSv/h). Khi phát hiện những lô hàng này, công chức hải quan cần tiến hành như sau:
- Ghi lại giá trị suất liều bất thường (so với giá trị phông môi trường);
- Nhận diện loại đồng vị phóng xạ;
- Báo cáo lãnh đạo theo thẩm quyền, đồng thời liên hệ tới các đầu mối của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để yêu cầu phối hợp, hỗ trợ xử lý.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để các đơn vị biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 8090/TCHQ-GSQL năm 2013 Quy trình hướng dẫn kiểm tra phóng xạ đối với hành lý và hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 7666/TCHQ-GSQL năm 2015 thực hiện Thông tư liên tịch 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các cửa khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2128/TCHQ-GSQL năm 2021 về phối hợp xử lý hàng hóa có chứa chất phóng xạ nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành