BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3162/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2014 |
Kính gửi: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
(Số 2, Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 0203/14/LOG-SEVS ngày 07/03/2014 của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) về việc vướng mắc phân loại đối với mặt hàng có tên khai báo "Bao máy tính nắp gập Note 10.1 hiệu Samsung, giả da, EF-BP600BWEGWW, màu trắng, hàng mới 100%" tại kết quả phân tích số 96/TB-PTPL ngày 20/01/2014 và Thông báo số 1919/TB-TCHQ ngày 26/02/2014. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Mô tả mặt hàng và kết quả phân tích
Mặt hàng có tên khai báo "Bao máy tính bảng nắp gập Note 10.1 hiệu Samsung, giả da, EF-BP600BWEGWW, màu trắng, hàng mới 100%".
Tên thương mại: ACC HHP, CASE, E: ENG, CLAM-EF-BP600BWEGWW
Kết quả phân tích: Vỏ bao được thiết kế riêng cho máy tính bảng, mặt ngoài làm bằng nhựa, mặt trong được bồi lớp da lộn tổng hợp.
Qua hình ảnh sản phẩm và nghiên cứu tài liệu kỹ thuật do doanh nghiệp cung cấp tại hồ sơ phân tích thì mặt hàng là bao, túi (Case, type: Book Cover), cụ thể chi tiết như sau:
Product category: Case. Type: Book Cover.
Material: Front (PU Leather - polyurethan), Inner (Synthetic Suede-da lộn tổng hợp), Back (PC).
Contents: Case Only.
Như vậy kết quả phân tích của Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với tài liệu kỹ thuật.
2. Phân loại hàng hóa
- Căn cứ Chú giải pháp lý chương 39, 42 tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính;
Chú giải pháp lý chương 39
2. Chương này không bao gồm:
(m) Bộ đồ yên cương (nhóm 42.01) hay các loại hòm, vali, túi xách tay hay các loại hộp đựng khác thuộc nhóm 42.02;
Chú giải pháp lý chương 42
3. (A) Ngoài các loại trừ của Chú giải 1 nói trên, nhóm 42.02 không bao gồm:
b) Túi làm bằng các tấm plastic, có hoặc không được in, có tay cầm, không được thiết kế để sử dụng lâu dài (nhóm 39.23)
- Căn cứ Kết quả phân tích tại số 96/TB-PTPL ngày 20/01/2014 của Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Tham khảo công văn số 2148/TCHQ-GSQL ngày 26/4/2010, 2723/TCHQ-GSQL ngày 26/5/2010, 1481/TCHQ-TXNK ngày 6/4/2011 hướng dẫn phân loại mặt hàng máy vi tính xách tay nhập kèm túi đựng. Theo đó thì mặt hàng túi/cặp đựng máy vi tính xách tay thuộc nhóm 42.02, mã số chi tiết tùy theo chất liệu của túi/cặp đựng.
- Tham khảo phân loại của Hải quan Mỹ
+ Tra cứu của doanh nghiệp về phân loại của Hải quan Mỹ đối với mặt hàng vỏ bọc iPad Smart. Thuật ngữ chứa đựng (container) không được xác định bởi hải quan Mỹ. Tài liệu Webster's New World Dictionary: vật chứa đựng là vật có thể chứa đựng hoặc đựng đồ. Chứa đựng có nghĩa là cầm, nắm, giữ, có, kèm theo. Tài liệu của Merriam-Webster's Collegiate Dictionary để chứa đựng nghĩa là để cầm, nắm, giữ cùng nhau, cuộn, giữ, chứa đựng, giữ không có giới hạn. Mỗi một phụ kiện vỏ bọc iPad chỉ bảo vệ một mặt của iPad. Phụ kiện hàng hóa không thể cầm, nắm, giữ, chứa đựng hoặc kèm theo iPad. Như vậy, vỏ bọc iPad không đáp ứng định nghĩa về từ chứa đựng. Chúng không được phân loại vào nhóm 42.02. Mặt hàng vỏ bọc máy tính bảng (tablet computer cover style K39352) chúng chỉ bao phủ một mặt của máy tính bảng, phân loại vào nhóm 39.26.
Mặt hàng của doanh nghiệp ở đây là Vỏ bao được thiết kế riêng cho máy tính bảng, để chứa đựng máy tính bảng không phải chỉ bao phủ (bọc) một mặt của máy tính bảng nên theo phân loại của Hải quan Mỹ nêu trên thì không thể phân loại vào nhóm 39.26.
+ Tham khảo phân loại của Hải quan Mỹ đối với mặt hàng iPad case có hình dạng đặc biệt và trang bị để giữ một thiết bị iPad. Nó mở ra giống như một cuốn sách. (Style 00971 is an iPad case constructed with an outer surface of 100% polyurethane (PU) plastic sheeting. It is designed to provide storage, portability, and protection to an iPad device. It is specially shaped and fitted to hold one iPad device. The case opens like a book). Căn cứ chú giải 2(m) Chương 39, Hải quan Mỹ phân loại mặt hàng nêu trên vào nhóm 42.02, mã số 4202.92.9060;
Tổng cục Hải quan phân loại mặt hàng có kết quả phân tích: Vỏ bao được thiết kế riêng cho máy tính bảng, mặt ngoài làm bằng nhựa, mặt trong được bồi lớp da lộn tổng hợp thuộc mã số 4202.92.90 tại Thông báo số 1919/TB-TCHQ ngày 26/02/2014.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty biết, có gửi kèm các văn bản tài liệu dẫn trên để tham khảo./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1417/TCHQ-TXNK năm 2014 thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Thông báo 699/TB-TCHQ năm 2014 kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Thông báo 702/TB-TCHQ năm 2014 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 193/2012/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 156/2011/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 1481/TCHQ-TXNK về phân loại mặt hàng máy vi tính xách tay nhập kèm túi đựng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Công văn 2723/TCHQ-GSQL về phân loại mặt hàng máy vi tính xách tay có túi đựng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Công văn 2148/TCHQ-GSQL về phân loại mặt hàng máy vi tính xách tay có túi đựng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1 Thông báo 699/TB-TCHQ năm 2014 kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Thông báo 702/TB-TCHQ năm 2014 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 1417/TCHQ-TXNK năm 2014 thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành