BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3319/LĐTBXH-ATLĐ | Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2015 |
Kính gửi: Bộ Nội vụ
Trả lời Công văn số 3341/BNV-TCCB ngày 28/7/2015 của Bộ Nội vụ về việc nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Như vậy, Khoản 4, Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ (“Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng”; “Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng”) quy định giới hạn thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động, không phải quy định giới hạn thời gian nghỉ ốm, thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động.
Nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ không hưởng lương quá 01 tháng hoặc người lao động nghỉ ốm quá 02 tháng, thì thời gian vượt quá đó không được tính là thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
2. Pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương” (Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động).
3. Theo Bộ luật lao động và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 02 văn bản này trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chức, viên chức có quy định khác. Vì vậy, nếu không có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì công chức, viên chức cũng áp dụng 02 nội dung trên như người lao động. Tuy nhiên, để rõ ràng hơn đối với công chức, viên chức và tránh việc quy định này bị lạm dụng, đề nghị Bộ Nội Vụ nghiên cứu, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng cho công chức, viên chức.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2001/QĐ-BGTVT năm 2019 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết việc nghỉ hằng năm, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động, nghỉ do bệnh nghề nghiệp, nghỉ việc riêng không hưởng lương ở Bộ Giao thông vận tải
- 2 Công văn 4755/LĐTBXH-TCCB năm 2016 đánh giá, phân loại công, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 4448/BHXH-TCKT năm 2014 hướng dẫn thực hiện thanh toán, quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 5 Công văn 36/KTNN-TCCB hướng dẫn thủ tục, quy trình giải quyết chế độ nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng không hưởng lương, nghỉ ra nước ngoài vì việc riêng, nghỉ ốm đau, thai sản do Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 6 Bộ Luật lao động 2012
- 1 Công văn số 327/VPCP-KGVX về việc đề xuất chế độ đối với người đã nghỉ hưu và người không hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 36/KTNN-TCCB hướng dẫn thủ tục, quy trình giải quyết chế độ nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng không hưởng lương, nghỉ ra nước ngoài vì việc riêng, nghỉ ốm đau, thai sản do Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 3 Công văn 4448/BHXH-TCKT năm 2014 hướng dẫn thực hiện thanh toán, quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4 Công văn 4755/LĐTBXH-TCCB năm 2016 đánh giá, phân loại công, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Quyết định 2001/QĐ-BGTVT năm 2019 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết việc nghỉ hằng năm, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động, nghỉ do bệnh nghề nghiệp, nghỉ việc riêng không hưởng lương ở Bộ Giao thông vận tải