Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3338/BTC-QLCS
V/v đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); dự kiến trình Quốc hội vào năm 2015.

Để phục vụ việc xây dựng dự án Luật trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý từ năm 2009 (năm Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có hiệu lực thi hành) đến năm 2013 và kiến nghị các nội dung sửa đổi, bổ sung theo Đề cương và Phụ lục đính kèm ính kèm).

Báo cáo gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Công sản) trước ngày 15/4/2014.

Mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013
(Kèm theo Công văn số 3338/BTC-QLCS ngày 14/3/2014 của Bộ tài chính)

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

1. Phạm vi đánh giá:

Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh đánh giá tình hình triển khai và tổ chức thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với các loại tài sản nhà nước sau đây:

a) Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức;

b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

c) Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA);

d) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Về nội dung tổng kết, đánh giá:

a) Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức triển khai và thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Kết quả đạt được trong quản lý, sử dụng, khai thác tài sản nhà nước (theo Phụ lục đính kèm).

c) Đánh giá mặt được và chưa được (nguyên nhân cụ thể - tác động tốt - hạn chế - kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện).

II. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

1. Điều 53 Hiến pháp (sửa đổi) quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tải sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Như vậy, so với quy định về tài sản công tại Điều 53 Hiến pháp (sửa đổi) thì phạm vi tài sản công được điều chỉnh tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành chỉ bao quát được một phần nhỏ.

2. Căn cứ quy định tại Điều 53 Hiến pháp (sửa đổi); đối chiếu thực tiễn quản lý, khai thác, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

a) Về tên gọi của Luật: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hay tên gọi khác.

b) Về phạm vi điều chỉnh của Luật: cần bổ sung loại tài sản nào theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp (sửa đổi) và phạm vi điều chỉnh của Luật.

c) Những nội dung chưa có quy định, hoặc có quy định nhưng chưa đầy đủ, hoặc quy định tại các văn bản dưới Luật cần được "luật hóa" để thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện nên chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

d) Về quản lý, sử dụng xe ô tô: có nên hạn chế việc trang bị xe ô tô công, chuyển sang cơ chế sử dụng phương tiện công cộng, thuê xe hoặc khoán? Dự kiến phương án trang bị xe công chỉ áp dụng với các chức danh lãnh đạo cao cấp (từ Thứ trưởng và tương đương trở lên), đối với các chức danh còn lại chuyển sang cơ chế khoán kinh phí hoặc thuê xe công có phù hợp không? Đề xuất phương án khác (nếu có).

đ) Về quản lý mua sắm công (bao gồm cả các dịch vụ và thuê tài sản): Nên áp dụng phương thức mua sắm công như thế nào để đảm bảo yêu cầu công khai, tiết kiệm, hiệu quả?

e) Có nên mở rộng đối tượng đơn vị sự nghiệp được phép sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết để phát huy hiệu quả. Nếu mở rộng thì cần có biện pháp gì để quản lý chặt chẽ việc cho thuê, góp vốn liên doanh, liên kết và nguồn thu từ hoạt động này.

g) Về thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước (mua sắm, bán, thanh lý,...): Nên chọn phương án nào sau đây:

- Phương án 1: Do các đơn vị tự thực hiện hoặc tự đi thuê để thực hiện việc mua sắm, bán, thanh lý, định giá tài sản...;

- Phương án 2: Tập trung các tài sản cần mua sắm, xử lý để giao cho một hoặc hai đầu mối thực hiện nhằm giảm bớt công việc sự vụ về tài sản cho các cơ quan, đơn vị và nâng cao tính chuyên nghiệp trong mua sắm, xử lý tài sản (sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý tài sản (bán, thanh lý...), giao cho đơn vị dịch vụ công của Nhà nước thực hiện);

- Phương án 3: Kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2 (lựa chọn một số loại tài sản, một số nghiệp vụ để thực hiện theo mô hình tập trung; còn lại giao cho các đơn vị thực hiện).

h) Những kiến nghị khác (nếu có).

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Công văn số 3338/BTC-QLCS ngày 14/3/2014 của Bộ Tài chính)

I. Tình hình quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức

1. Tình hình ban hành văn bản thuộc thẩm quyền:

a) Tình hình ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương:

STT

Tên và nội dung trích yếu của văn bản

Số văn bản

Ngày tháng năm ban hành

1

Quyết định, Nghị quyết về phân cấp quản lý tài sản nhà nước của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh

 

 

2

Quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng

 

 

3

Văn bản khác

 

 

b) Tình hình ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSNN của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TSNN:

- Số cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh: ….. đơn vị

- Số cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSNN: ….. đơn vị

2. Quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (gọi tắt là trụ sở):

a) Số lượng trụ sở được xây dựng theo mô hình khu hành chính tập trung đến ngày 31/12/2013:

- Cấp tỉnh: …. trụ sở

- Cấp huyện: …… trụ sở

b) Sử dụng trụ sở làm việc vào mục đích cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết năm 2013;

STT

Cơ quan/đơn vị

Số lượng (CQNN/ĐVSN)

Diện tích

Số tiền thu được

1

Cơ quan nhà nước

 

 

 

2

Đơn vị sự nghiệp

 

 

 

3

Tổ chức

 

 

 

3. Thực hiện áp dụng cơ chế khoán xe ô tô tại thời điểm 31/12/2013:

STT

Chức danh khoán xe ô tô

Số người áp dụng

Mức khoán

1

Bộ trưởng và tương đương

 

 

2

Thứ trưởng và tương đương

 

 

3

….

 

 

4. Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2013:

STT

Cơ quan/đơn vị

Số lượng (CQNN/ĐVSN) đi thuê

Diện tích

Số tiền thuê phải trả

1

Cơ quan nhà nước

 

 

 

2

Đơn vị sự nghiệp

 

 

 

3

Tổ chức

 

 

 

5. Thu hồi tài sản nhà nước năm 2013:

STT

Tài sản thu hồi

Số lượng quyết định

Số lượng tài sản (cái/chiếc)

Giá trị theo QĐ thu hồi

Kết quả xử lý tài sản thu hồi (đồng)

1

Trụ sở làm việc

 

 

 

Bán

Điều chuyển

Khác

2

PT vận tải

 

 

 

 

 

 

3

Máy móc thiết bị

 

 

 

 

 

 

4

Tài sản khác

 

 

 

 

 

 

6. Đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm 31/12/2013:

Số lượng đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý
(phân loại theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP)

Số lượng ĐVSN chuyển sang mô hình tự chủ tài chính theo cơ chế nhà nước giao vốn cho DN theo Điều 30 Luật QL, SD TSNN

Số lượng đơn vị đã thực hiện xác định giá trị để giao vốn

Tự đảm bảo toàn bộ kinh phí

Tự đảm bảo một phần kinh phí

NN đảm bảo toàn bộ kinh phí

Số lượng ĐVSN

Tổng giá trị tài sản giao vốn

 

 

 

 

 

 

II. Tình hình quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước năm 2013

STT

Hình thức xác lập sở hữu NN

Số lượng quyết định

Giá trị tài sản đã xử lý (đồng)

Ghi chú

Bán

Chuyển giao

Tiêu hủy

Khác

1

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

 

 

 

 

 

2

Tịch thu vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án

 

 

 

 

 

 

3

Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản khác

 

 

 

 

 

 

(Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản khác: quà tặng, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên hoặc không xác định được chủ sở hữu; tài sản do các nhà thầu, chuyên gia ODA chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam và các hình thức khác chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước:….. quyết định.)

III. Tình hình quản lý, xử lý tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) năm 2013):

Loại tài sản

Tình hình trang bị tài sản

Tình hình xử lý tài sản khi dự án kết thúc

Bán

Chuyển giao

Thanh lý

SL

(cái/chiếc)

NG

(đồng)

SL

(cái/chiếc)

NG

(đồng)

SL

(cái/chiếc)

NG

(đồng)

SL

(cái/chiếc)

NG

(đồng)

1. Trụ sở làm việc

 

 

 

 

 

 

 

 

2. PT vận tải

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Máy móc thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tài sản khác