ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 338/GDĐT-TC | Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2012 |
Kính gởi: | - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện; |
Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số 3402/GDĐT-TC ngày 29 tháng 12 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 về thực hiện chế độ trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hoà nhập cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 70/2011/QĐ- UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố về Ban hành chế độ hỗ trợ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật và giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc ngành giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh;
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị còn một số vướng mắc, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như sau:
1. Thực hiện Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011của Uỷ ban nhân dân thành phố về thực hiện chế độ trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hoà nhập cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
1.1. Thực hiện hồ sơ:
- Bảng phân công của hiệu trưởng;
- Hồ sơ xác định học sinh khuyết tật học hoà nhập : Giấy xác nhận khuyết tật (Thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 19 Luật người khuyết tật)
1.2. Chi trả chế độ:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND.
Trường hợp một giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho từ hai học sinh khuyết tật trở lên, chỉ được hưởng tối đa mức trợ cấp dạy cho hai học sinh khuyết tật.
Ví dụ 1, ở cấp mầm non : Có 02 giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy lớp Mầm trong đó có 03 học sinh khuyết tật thì cả 02 giáo viên được hưởng trợ cấp bằng 200.000 đồng x 2 học sinh / giáo viên/tháng. Như vậy, mỗi giáo viên được hưởng tối đa 400.000đ/tháng (200.000đ x 2 = 400.000đ)
Ví dụ 2, ở cấp tiểu học: Có 01 giáo viên dạy nhiều môn và 03 giáo viên dạy Thể dục, Mỹ Thuật, Âm nhạc dạy 01 lớp trong đó có 02 học sinh khuyết tật thì cả 04 giáo viên dạy trực tiếp lớp này được hưởng trợ cấp bằng 260.000 đồng x 2 học sinh/ giáo viên/ tháng. Như vậy, mỗi giáo viên được hưởng tối đa 520.000/ tháng ( 260.000đ x 2 = 520.000đ).
Ví dụ 3, ở cấp trung học phổ thông : trong 01 lớp có học sinh khuyết tật có 12 giáo viên ở các bộ môn được phân công trực tiếp giảng dạy ở lớp này thì cả 12 giáo viên được hưởng trợ cấp bằng 365.000 đồng /giáo viên/tháng.
Mục đích của việc xây dựng chế độ chính sách này là đảm bảo chế độ cho giáo viên dạy hoà nhập khi việc giảm sĩ số trong lớp theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo chưa được thực hiện.
Vì vậy, đối với những lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập đã được giảm sĩ số học sinh trong lớp theo quy định tại Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 thì không thực hiện trợ cấp giảng dạy theo quy định tại Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011.
Lưu ý: Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 về thực hiện chế độ trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hoà nhập cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ áp dụng với các trường Mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên không áp dụng đối với các trường TCCN và Cao đẳng.
2. Thực hiện Quyết định số 70/2011/QĐ- UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố về Ban hành chế độ hỗ trợ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật và giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc ngành giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh:
2.1. Thực hiện hồ sơ:
- Bảng phân công chuyên môn của Hiệu trưởng.
- Bản sao văn bằng chuyên môn của giáo viên.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xác định về việc thực hiện đủ số tiết nghĩa vụ và xác định chuẩn giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật theo quy định hiện hành.
Giáo viên giáo dục công dân, pháp luật kiêm nhiệm các công việc chuyên môn theo Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về Ban hành về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì được tính vào số tiết nghĩa vụ.
Ví dụ: Giáo viên dạy giáo dục công dân được phân công kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp ở cấp trung học phổ thông thì được giảm 4 tiết/ tuần. Như vậy, giáo viên dạy giáo dục công dân này chỉ cần dạy 13 tiết môn giáo dục công dân và làm công tác giáo viên chủ nhiệm là đủ số tiết nghĩa vụ.
Giáo viên được phân công giảng dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật đồng thời được phân công dạy thêm môn khác thì giáo viên phải đảm bảo đủ số tiết nghĩa vụ của môn Giáo dục công dân, pháp luật.
Ví dụ: Giáo viên được phân công dạy môn Sử 10 tiết/ tuần và dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật 9 tiết/ tuần thì giáo viên này không được hưởng chế độ hỗ trợ theo Quyết định số 70/2011/QĐ- UBND.
2.2. Chế độ chi trả:
Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 70/2011/QĐ- UBND.
Lưu ý:
- Giáo viên vừa được phân công dạy giáo dục công dân, pháp luật và kiêm nhiệm công tác phổ biến pháp luật thì được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
- Hồ sơ xét duyệt giáo viên được hưởng chế độ hỗ trợ theo Quyết định trên do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện, Hiệu trưởng các trường THPT, các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm duyệt và thực hiện chi trả theo quy định.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện, Hiệu trưởng các trường THPT công lập, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn trên.Văn bản này thay thế văn bản số 3402/GDĐT-TC ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo; mọi hướng dẫn về thực hiện Quyết định trên khác với văn bản này đều bãi bỏ./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1 Công văn 223/UBND-VP6 năm 2015 báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Luật Người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 do tỉnh Ninh Binh ban hành
- 2 Quyết định 69/2011/QĐ-UBND về trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 70/2011/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật và giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Luật người khuyết tật 2010
- 5 Nghị quyết 12/2009/NQ-HĐND về mức hỗ trợ phụ cấp từ ngân sách nhà nước đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế thuộc các trường mầm non bán công, dân lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVI, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Nghị quyết số 68/2006/NQ-HĐND về việc trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8 Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Nghị quyết số 68/2006/NQ-HĐND về việc trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Nghị quyết 12/2009/NQ-HĐND về mức hỗ trợ phụ cấp từ ngân sách nhà nước đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế thuộc các trường mầm non bán công, dân lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVI, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 3 Công văn 223/UBND-VP6 năm 2015 báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Luật Người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 do tỉnh Ninh Binh ban hành