BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 344/CNV-VP | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: | - Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 8791/VPCP-QHQT ngày 13/9/2018 của Văn phòng Chính phủ, nhằm triển khai kết quả đạt được sau Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19, Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao xin trân trọng gửi tới Quý Cơ quan Định hướng hành động công tác đối ngoại địa phương sau Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 đã được thông qua và phát tại Hội nghị (văn bản kèm theo).
Trân trọng đề nghị Quý Cơ quan căn cứ Định hướng trên để tham mưu Lãnh đạo tỉnh/ thành phố xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động triển khai cụ thể tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn nêu trên của Văn phòng Chính phủ.
Cục Ngoại vụ xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ĐỊA PHƯƠNG SAU HỘI NGHỊ NGOẠI VỤ TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19
1. Tập trung cao độ đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển bền vững của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương về hội nhập quốc tế1, Chỉ thị 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Nghị quyết của địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu, thu hút FDI, tranh thủ ODA và các nguồn thay thế; tiếp tục cụ thể hóa và làm sâu sắc các mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở các kết quả đạt được trong năm APEC 2017; khai thác hiệu quả hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài đã có và tích cực xây dựng, ký kết các thỏa thuận mới trên cơ sở tìm hiểu kỹ tiềm năng, điểm tương đồng và các hợp tác cụ thể, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm mang tính liên kết vùng, qua đó mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý.
2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Đảng và công tác đối ngoại nhân dân; đẩy mạnh việc triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa, Chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại đến năm 2020 và xây dựng hai Chiến lược này trong giai đoạn tiếp theo, trong đó tập trung hoàn thiện và cụ thể hóa thành Kế hoạch hành động nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu địa phương; làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác biên giới lãnh thổ, công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, công tác tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế và công tác thanh tra chuyên ngành ngoại giao tại địa phương.
3. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; rà soát cập nhật, bổ sung Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của địa phương theo Kết luận 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Quy chế 272 để bảo đảm quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, giảm bớt các quy trình thủ tục chồng chéo, chưa hiệu quả.
4. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị và các tiêu chí chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài. Các địa phương cần làm tốt công tác xây dựng Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường cơ chế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình để bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, khu vực có khả năng tác động đến địa phương, các cam kết hội nhập Việt Nam phải thực thi; tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác ngoại vụ địa phương bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; quan tâm bồi dưỡng các cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại theo các Đề án về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đối ngoại giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
1 Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế; Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- 1 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Quyết định 149/QĐ-BXD năm 2019 về Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng
- 4 Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2017 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" do Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 38-CT/TW năm 2014 tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Quyết định 149/QĐ-BXD năm 2019 về Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng
- 3 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành