- 1 Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3448/GDĐT-TrH | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2019 |
Kính gửi: | - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các Quận, Huyện; |
Căn cứ Quyết định số 2769/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/6/2019 về “Triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2025”;
Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 thực hiện Đế án Ngoại ngữ quốc gia;
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cơ sở giáo dục thực hiện một số công tác chuyên môn về tổ chức dạy học tăng cường các môn ngoại ngữ trong trường trung học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm học 2019 - 2020, như sau:
I. TRỌNG TÂM NĂM HỌC
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 448/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020” nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố và Quyết định số 2769/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/6/2019 về “Triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2025”. Tập trung chỉ đạo, quản lý, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đổi mới phương pháp dạy - học và bảo đảm các điều kiện để triển khai dạy học tiếng Anh Tăng cường tại các trường trung học đạt hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh bậc Trung học đủ số lượng và chất lượng; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình tiếng Anh Tăng cường.
II. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
1. Thời lượng và nội dung dạy học chương trình Tiếng Anh tăng cường
- Các trường tổ chức cho học sinh học Tiếng Anh 8 tiết/tuần trong đó bao gồm tiết dành cho chương trình chính khoá và tiết dành cho chương trình tiếng Anh tăng cường.
- Việc thực hiện nội dung dạy học theo chương trình chính khóa theo hướng đảm bảo tính liên thông của chương trình tiếng Anh tăng cường cấp Tiểu học (cho cấp THCS) và THCS (cho cấp THPT). Tạo điều kiện để giáo viên, học sinh dành thời gian cho các nội dung luyện tập, nâng cao, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình tiếng Anh tăng cường.
- Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn tiếng Anh trong chương trình tiếng Anh tăng cường tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Triển khai nội dung giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành; tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Rà soát, tóm lược những nội dung trùng lặp, đã có trong chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới. Dành thời lượng cho các nội dung nâng cao hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS theo quan điểm đồng tâm định hướng phát triển năng lực người học.
(3) Bổ sung nâng cao những nội dung, bài tập, câu hỏi có yêu cầu vận dụng kiến thức, nâng cao kỹ năng theo hướng tiếp cận đáp ứng được các chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù Việt Nam.
(4) Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình, tài liệu và phần mềm hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Nhà trường xác định chuẩn đầu ra cho chương trình Tiếng Anh tăng cường cho đơn vị mình, xác định kế hoạch dạy học phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra cho chương trình Tăng cường tiếng Anh (THCS đầu ra tương đương bậc 3 (B1), THPT chuẩn đầu ra tương đương bậc 4 (B2) khung năng lực 6 bậc);
- Nhà trường tiếp tục sử dụng tài liệu cho chương trình Tiếng Anh tăng cường trước đây và tài liệu bổ sung nâng cao phù hợp với định hướng tiếp cận chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Việc lựa chọn tài liệu, giáo trình trong nhà trường cần thực hiện theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Khuyến khích việc giảng dạy tiếng Anh với các phần mềm bổ trợ được triển khai trên tinh thần tự nguyện (không bắt buộc) của học sinh, cha mẹ học sinh, phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Việc sử dụng phần mềm hỗ trợ chỉ được chiếm tối đa 1 - 2 tiết/tuần trong các tiết dành cho chương trình TATC.
3. Đội ngũ giáo viên thực hiện chức năng tăng cường.
- Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình Tiếng Anh tăng cường phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn: giáo viên phải đạt bậc 5/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, đối với cấp THCS (tối thiểu phải đạt được B2 ) hoặc tương đương trở lên.
- Cơ sở giáo dục không có giáo viên Việt Nam đủ điều kiện thực hiện chương trình Tiếng Anh tăng cường có thể thực hiện hợp đồng thỉnh giảng với các giáo viên đủ điều kiện của trường khác để thực hiện chương trình Tiếng Anh tăng cường.
- Trong quá trình thực hiện, Nhà trường có thể sử dụng Giáo viên người nước ngoài (giáo viên Bản ngữ) thực hiện chương trình Tiếng Anh tăng cường từ 1 đến 2 tiết/tuần hoặc toàn bộ chương trình tiếng Anh tăng cường, với các điều kiện sau:
Các trường dùng một phần kinh phí thu từ học phí TATC trong việc chi trả cho giáo viên người nước ngoài. Nếu cần huy động đóng góp từ phụ huynh, phải có sự đồng thuận, tự nguyện tuyệt đối của phụ huynh.
Trong suốt giờ giáo viên người nước ngoài giảng dạy phải có giáo viên tiếng Anh phụ trách lớp cùng tham gia đồng giảng (thực hiện theo quyết định 448 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép 2 giáo viên/lớp cùng tham gia giảng dạy). Các trường phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể ngay từ đầu năm học, phối hợp phân chia công việc giảng dạy giữa giáo viên người nước ngoài và giáo viên tiếng Anh phụ trách lớp tại trường để đảm bảo giờ dạy hiệu quả theo đúng chương trình được quy định.
Giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy với giáo viên tiếng Anh THCS, THPT và phải dạy theo tài liệu đang sử dụng tại trường đã được Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.
Nhà trường chỉ sử dụng giáo viên người nước ngoài dựa trên danh sách đã đăng ký trên trang web của Sở. Đối với chương trình TATC, giáo viên người nước ngoài phải có bằng cấp sư phạm chính quy, không sử dụng giáo viên chỉ có các chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh. Các trường chọn các đơn vị đã được thẩm định danh sách giáo viên người nước ngoài theo yêu cầu về chuyên môn và sự đồng thuận của phụ huynh nhà trường.
Để học sinh tận dụng cơ hội tương tác, thực hành tiếng với giáo viên người nước ngoài, hạn chế việc cho học sinh nghe bài học, nghe nhạc, xem video từ các thiết bị nghe nhìn như cassette, CD, DVD.
Giáo viên người nước ngoài là thành viên giáo dục trong nhà trường nên cần phối hợp với bộ phận chuyên môn của nhà trường để tham gia các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt của nhà trường ngoài giờ giảng dạy. Giáo viên người nước ngoài cần tuân thủ các quy định của Sở GD&ĐT và của nhà trường khi thực hiện việc giảng dạy.
III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- Trường THPT và Phòng GD&ĐT các quận, huyện thiết lập ma trận đề thi hướng dẫn cho trường kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Các trường sử dụng các chuẩn đánh giá quốc tế hoặc tương ứng với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định Đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT cho từng chương trình khối lớp. Nhà trường cần xác định chuẩn, xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá cho từng khối lớp theo văn bản 3269/GDĐT-VP ngày 07 tháng 9 năm 2017 của sở Giáo dục và Đào tạo về chuẩn quốc tế đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh thành phố Hồ Chí Minh.
Khối lớp | Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của bộ GDĐT/ khung CEFR | Ghi chú |
6 | A2 | Hoặc tương đương |
7 | A2 | Hoặc tương đương |
8 | < B1 hoặc B1 | Hoặc tương đương |
9 | B1 | Hoặc tương đương |
10 | B1 | Hoặc tương đương |
11 | B1 | Hoặc tương đương |
12 | B2 | Hoặc tương đương |
- Học sinh có nguyện vọng chuyển vào lớp tiếng Anh Tăng Cường chỉ được giải quyết khi nhà trường tiếp nhận tất cả học sinh tiếng Anh Tăng Cường và lớp học vẫn còn chỗ.
● Vào lớp 6, 7 có các chứng chỉ Flyers, TOEFL Primary, PTE Young Learners, Edexcel (môn Tiếng Anh).
● Vào lớp 8, 9 có các chứng chỉ KET, PET, TOEFL Junior, PTE General
● Vào lớp 10, 11 có các chứng chỉ PET, FCE, TOEFL, Edexcel (môn Tiếng Anh), PTE General, Pre ACT
- Khuyến khích học sinh tham gia đăng kí dự thi theo các chuẩn quốc tế để đạt chuẩn đầu ra theo quy định.
IV. ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC
- Trường học tổ chức dạy tiếng Anh cần có phòng học ngoại ngữ (Language Lab), phải trang bị âm thanh chuẩn ở từng lớp để việc dạy ngôn ngữ thành công. Tránh việc dạy không thiết bị hỗ trợ hoặc có nhưng chưa đủ (ví dụ: chỉ có bảng tương tác mà không quan tâm đến các thiết bị âm thanh).
V. KINH PHÍ
Việc thu và sử dụng kinh phí phải đảm bảo các nguyên tắc thu bù chi và các quy định về quản lý tài chính hiện hành, nhà trường thực hiện dự toán, thoả thuận thu trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh. Nhà trường chỉ sử dụng nguồn kinh phí trong chương trình tăng cường tiếng Anh chi cho các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục và cơ sở vật chất trong kế hoạch Tăng cường tiếng Anh của nhà trường.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1 Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành