Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THU TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34638/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2015

 

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Đẩu tư và phát triển Việt Nam
(Đ/c: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi - P Lý Thái Tổ - Q Hoàn Kiếm - Hà Nội)
MST: 0100150619

Trả lời công văn số 1976/BIDV-TC ngày 14/04/2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT.

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định về sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 4 như sau:

“…

- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đm, cụ thể:

+ Tài sn bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyn theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đm.

+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tin vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bo đảm.

Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sn cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xut hóa đơn GTGT.

Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sn bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sn phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức áp dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Ví dụ 3: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sn, Doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Ví dụ 3a: Tháng 12/2014, Doanh nghiệp B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khu trừ thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đt đ vay vốn tại Ngân hàng thương mại C, thời gian vay là 1 năm, hạn trả nợ là ngày 15/12/2016, Ngân hàng thương mại C và Doanh nghiệp B có đăng ký giao dịch bảo đm (thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất) với cơ quan có thẩm quyn. Đến ngày 15/12/2016, Doanh nghiệp B không có khả năng trả nợ và Ngân hàng thương mại C có văn bản đồng ý giải chấp để Doanh nghiệp B được bán nhà xưởng đ trả nợ ngân hàng, tháng 1/2017, doanh nghiệp B bán nhà xưởng để trả nợ Ngân hàng thì nhà xưởng bán thuộc đi tượng không chịu thuế GTGT.

Căn cứ khoản 2.1 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa trong một số trường hợp:

2.1 Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đi tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chi ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp khách hàng ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam để vay nợ, nhưng không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho ngân hàng thì các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, không phải xuất hóa đơn GTGT. Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp Ngân hàng bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì tài sản đảm bảo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, ngân hàng lập hóa đơn theo hướng dẫn tại khoản 2.1 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp ngân hàng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nêu trên.

Vướng mắc về hồ sơ và thủ tục bàn giao tài sản đảm bảo tiền vay, đề nghị đơn vị liên hệ với Ngân hàng Nhà nước để được hướng dẫn.

Cục thuế TP Hà Nội thông báo để đơn vị biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT2; P Pháp chế;
- Lưu: VT, HTr(2). (6,2)

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn