Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3504/BNN-PC
V/v sơ kết thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi:

- Ủy ban Dân tộc;
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 09/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 409/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2013 đến năm 2016. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2016.

Thực hiện Quyết định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị quý cơ quan chỉ đạo tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

1. Căn cứ vào yêu cầu, điều kiện thực tế của cơ quan, địa phương tổ chức sơ kết, đánh giá 02 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016 bằng các hình thức phù hợp.

2. Gửi Báo cáo sơ kết thực hiện Đề án trên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, email: huynq.pc@mard.gov.vn) trước ngày 15/6/2015 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định (Đề cương Báo cáo sơ kết gửi kèm theo Công văn này).

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý cơ quan./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, PC (75).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC 1.

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO SƠ KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Kèm theo Công văn số 3504/BNN-PC ngày 07 tháng 5 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án

a) Kiện toàn tổ chức, hướng dẫn thực hiện Đề án; Đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện Đề án

b) Xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo

2. Kết quả thực hiện các hoạt động

a) Tuyên truyền, quán triệt nội dung Đề án

b) Hoạt động khảo sát

c) Mạng lưới cán bộ làm công tác TTPBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Xây dựng mô hình thí điểm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật

đ) Xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số;

e) Xây dựng, biên soạn các tài liệu pháp luật phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số;

g) Tổ chức phổ biến pháp luật thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với các đối tượng, vùng, miền:

* Nội dung pháp luật chủ yếu đã tuyên truyền, phổ biến:

- Tổng số cuộc được phổ biến.

- Ghi cụ thể số lượng, tên của văn bản đã phổ biến.

- Số lượng người tham gia.

* Các hình thức chủ yếu PBGDPL

Đề nghị báo cáo cụ thể số cuộc phổ biến theo từng hình thức sau đây:

- Thông qua hội nghị, cuộc họp, tập huấn, giới thiệu văn bản,

- Biên soạn đề cương và phát hành tài liệu pháp luật cho các đối tượng,

- Tuyên truyền, phổ biến trên báo chí, trên phương tiện thông tin đại chúng

- Thi tìm hiểu pháp luật (tên cuộc thi, số người tham gia...)

- Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ,

- Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật,

- Các hình thức khác.

Nêu tóm tắt những kinh nghiệm của một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đơn vị thực hiện có hiệu quả.

h) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Đề án,

3. Công tác phối hợp thực hiện Đề án,

Kết quả công tác phối hợp với các cơ quan, địa phương trong việc thực hiện Đề án ở địa phương.

4. Kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí để thực hiện Đề án trong đó phân loại rõ nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, các nguồn kinh phí khác.

II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ưu điểm:

2. Những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện Đề án

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn: (nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2015-2016

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2015-2016

1. Giải pháp thực hiện

2. Kiến nghị

V. PHỤ LỤC

1.

Công tác tổ chức

Đào tạo bồi dưỡng

Biên soạn tài liệu (Ghi rõ số lượng)

Ban Chỉ đạo (Đánh dấu X nếu có)

Hội đồng
(Đánh dấu X nếu có)

Ban hành kế hoạch
(Ghi rõ số lượng)

Văn bản chỉ đạo
(Ghi rõ số lượng)

Số lớp
(Ghi rõ số lượng)

Số người
(Ghi rõ số lượng)

Sổ tay

Sách hỏi đáp

Tờ gấp

Băng đĩa

Tài liệu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Kết quả tuyên truyền phổ biến (Ghi rõ số lượng)

Kinh phí
(Ghi rõ số lượng)

Hội nghị PB

Đài Báo

Thi tìm hiểu pháp luật

Hình thức khác

Số lượng

Số người

Tin, bài

Số lượng

Số người

Số người

VNĐ