ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/CV-UBATGTQG | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2013 |
Kính gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hai tháng đầu năm 2013, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực chỉ đạo, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân trong dịp tết Quý Tỵ. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm, nhất là tháng 2 tăng đột biến. Hai tháng đầu năm 2013, cả nước xảy ra 5.636 vụ, làm chết 1.973 người, bị thương 5.794 người; so với cùng kỳ năm 2012 giảm 746 vụ (-11,69%), tăng 298 người chết (+17,79%), giảm 1.096 người bị thương (-15,91%). Riêng tháng 2 tăng 169 vụ (+6,11%), tăng 323 người chết (+44,01%); tăng 344 người bị thương (+12,64%).
Thống kê tình hình cả nước cho thấy, có 24 địa phương giảm số người chết, đặc biệt có 8 địa phương giảm trên 30% là: Cà Mau; Bắc Kạn; Hậu Giang; Bạc Liêu; Kiên Giang; Tây Ninh; Bình Định và Thái Bình. Tuy nhiên, có 37 địa phương tăng số người chết, đặc biệt có 23 địa phương có số người chết tăng trên 30% là: Đà Nẵng; Quảng Ninh; Tuyên Quang; Phú Thọ; TP Hồ Chí Minh; Lạng Sơn; Khánh Hòa; Bắc Ninh; Vĩnh Long; Đăk Lăk; Gia Lai; Cần Thơ; Quảng Bình; Quảng Trị; Hà Tĩnh; Hưng Yên; Bình Dương; Bình Thuận; Ninh Thuận; Bà Rịa - Vũng Tàu; Lai Châu; Yên Bái; An Giang (4 tỉnh có số người chết tăng trên 100% là Bà Rịa - Vũng Tàu; Lai Châu; Yên Bái; An Giang). Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia biểu dương các địa phương giảm số người chết tai nạn giao thông; đồng thời nghiêm khắc phê bình các địa phương tăng cao số người chết trong 2 tháng đầu năm.
Nguyên nhân tai nạn giao thông tăng cao chủ yếu là do vi phạm trật tự an toàn giao thông gia tăng, người điều khiển xe mô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, uống rượu bia điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm… Xe khách chở quá số người quy định, vi phạm tốc độ, dừng đón trả khách sai quy định; tai nạn giao thông tăng cao ở khu vực nông thôn. Để ngăn chặn kịp thời tai nạn giao thông tăng cao và phấn đấu đạt được mục tiêu giảm từ 5-10% tai nạn giao thông trong năm 2013, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các địa phương có tai nạn giao thông tăng cao trong 2 tháng đầu năm tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông sau:
1. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 18 CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; chủ động, tham mưu với cấp ủy và chính quyền các giải pháp đồng bộ, phù hợp để tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tư an toàn giao thông Tết Quý Tỵ và lễ hội xuân 2013 và Kế hoạch số 348/KH-UBATGTQG ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
2. Huy động tối đa phương tiện, trang thiết bị và lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an xã, Thanh tra giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các lỗi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn như: chạy quá tốc độ quy định, chở quá số người quy định, đi sai phần đường, làn đường, uống rượu bia điều khiển phương tiện; dừng, đỗ đón, trả khách không đúng quy định; người đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm… Tập trung kiểm tra và xử phạt đối tượng lái xe khách, xe mô tô vi phạm trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông tại các vùng nông thôn, các tuyến đường liên huyện, liên xã. Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng để tăng cường răn đe, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông, cảnh báo các nguy cơ và hậu quả tai nạn giao thông, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông (đội mũ bảo hiểm; tuân thủ quy định tốc độ; không uống rượu bia điều khiển phương tiện; xe mô tô, xe gắn máy không chở ba, bốn người).
4. Quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải khách trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, ngăn chặn tình trạng chở quá số người quy định; bảo đảm an toàn phương tiện đường thủy.
5. Triển khai chiến dịch đội mũ bảo hiểm, bao gồm hoạt động tuyên truyền cách nhận biết mũ bảo hiểm giả, vận động người dân chỉ sử dụng mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng; quản lý chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán, lưu thông mũ bảo hiểm. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải phối hợp hướng dẫn các địa phương thực hiện chiến dịch này.
6. Tổ chức đánh giá, rà soát tình hình tai nạn giao thông, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục; nghiêm khắc phê bình các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan để tai nạn giao thông tăng cao. Tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành đôn đốc, nhắc nhở và yêu cầu các địa phương có tai nạn giao thông tăng cao phải thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông gia tăng.
7. Tổng kết đánh giá đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ 16/12/2012-15/3/2013 và xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quý II, tăng cường công tác an toàn giao thông đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 249/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại hội nghị triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 5 Công điện 133/CĐ-TTg ngăn chặn tội phạm, bảo đảm nhân dân đi lại an toàn, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, không tái diễn tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và Lễ hội mùa Xuân 2010 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 6 Kế hoạch số 457/VHTT-BC ngày 11/02/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc triển khai hoạt động trông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2003 của Chính phủ nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông
- 1 Kế hoạch số 457/VHTT-BC ngày 11/02/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc triển khai hoạt động trông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2003 của Chính phủ nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông
- 2 Công điện 133/CĐ-TTg ngăn chặn tội phạm, bảo đảm nhân dân đi lại an toàn, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, không tái diễn tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và Lễ hội mùa Xuân 2010 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3 Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 249/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại hội nghị triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành