BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3723/BNN-BVTV | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở nước ta đã được nhiều địa phương quan tâm, chỉ đạo sâu sát và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuy vậy, trong công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu như: thuốc có nhãn sai quy định, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc giả… vẫn được buôn bán ở nhiều nơi, gây thiệt hại cho nông dân, gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này cần phải được ngăn chặn một cách khẩn trương và kiên quyết.
Để siết chặt quản lý kinh doanh thuốc BVTV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai ngay một số công việc sau:
1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan ở địa phương phối hợp, đồng loạt tiến hành tổng kiểm tra trên diện rộng toàn bộ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn:
- Đặc biệt quan tâm kiểm tra việc ghi nhãn các loại thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường để phát hiện các hành vi vi phạm (ghi thêm đối tượng phòng trừ chưa được đăng ký, khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký..), truy xuất nguồn gốc thuốc BVTV có nhãn ghi sai để xử lý doanh nghiệp vi phạm, kiên quyết đình chỉ lưu thông và bắt buộc thu hồi các thuốc BVTV có nhãn ghi sai.
- Lấy mẫu, gửi về các phòng thử nghiệm trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định để kiểm tra chất lượng các loại thuốc BVTV của các doanh nghiệp đã bị phát hiện vi phạm nhiều lần về chất lượng. Nếu phát hiện thuốc BVTV kém chất lượng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm nặng hoặc không chịu khắc phục lỗi vi phạm, vi phạm nhiều lần thì kiên quyết đình chỉ việc sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, tịch thu và buộc tiêu hủy theo quy định đối với các loại thuốc BVTV giả, không rõ nguồn gốc, thuốc không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.
- Chỉ đạo chính quyền địa phương ở cơ sở tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về quản lý thuốc BVTV về kiểm tra, xử lý vi phạm, nghiêm cấm hoạt động buôn bán thuốc BVTV nhỏ lẻ, mùa vụ, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV.
2. Đối với các tỉnh biên giới, chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành BVTV, Quản lý thị trường tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan kiểm soát chặt, ngăn chặn và xử lý các loại thuốc BVTV nhập lậu qua biên giới dưới mọi hình thức. Xác định các đầu mối chuyên nhập lậu thuốc BVTV để xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiện toàn tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP, ngày 09/02/2012 của Chính phủ và Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT, ngày 24/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá một cách khách quan thực trạng kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV ở địa phương, rút kinh nghiệm trong công tác thanh kiểm tra, nêu rõ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý thuốc BVTV về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục BVTV, 149 Hồ Đắc Di - Đống Đa, Hà Nội) để tổng hợp tình hình chung trong cả nước trước ngày 25 hàng tháng.
Vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo Bộ để phối hợp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Kết luận 62/KL-TTrB năm 2016 về thanh tra sản xuất, kinh doanh thuốc tại cơ sở Phước An do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 624/QLCL-CL2 năm 2014 góp ý Thông tư quy định MRLs đối với thuốc bảo vệ thực vật do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3 Công văn 2917/BVTV-QLT năm 2013 thống nhất thực hiện Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNTvà 14/2013/TT-BNNPTNT về thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 4 Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 6 Chỉ thị 3246/CT-BNN-PC năm 2008 về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Chỉ thị 3246/CT-BNN-PC năm 2008 về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 624/QLCL-CL2 năm 2014 góp ý Thông tư quy định MRLs đối với thuốc bảo vệ thực vật do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3 Công văn 2917/BVTV-QLT năm 2013 thống nhất thực hiện Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNTvà 14/2013/TT-BNNPTNT về thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 4 Kết luận 62/KL-TTrB năm 2016 về thanh tra sản xuất, kinh doanh thuốc tại cơ sở Phước An do Thanh tra Bộ Y tế ban hành