Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 378/BNG-LPQT
V/v rà soát văn bản pháp luật về đối ngoại, hợp tác quốc tế triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

 

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc “rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật về đối ngoại và hợp tác quốc tế”, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Hướng dẫn rà soát văn bản pháp luật về đối ngoại và hợp tác quốc tế và các Phụ lục kèm theo.

Bộ Ngoại giao đề nghị Quý Cơ quan căn cứ các quy định pháp luật liên quan và Hướng dẫn nêu trên tiến hành, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình hoặc do mình chủ trì soạn thảo.

Kết quả rà soát các văn bản luật, pháp lệnh xin được gửi về Bộ Ngoại giao trước ngày 27/02/2015; kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin được gửi về Bộ Ngoại giao trước ngày 15/03/2015. Đồng thời với văn bản gửi theo đường công văn, đề nghị Quý Cơ quan gửi bản điện tử về hộp thư: quyennh@mofa.gov.vn. Mọi chi tiết xin liên hệ Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao, số điện thoại 37260099, máy lẻ 131.

Bộ Ngoại giao trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: HC, LPQT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ Xuân Sơn

 

HƯỚNG DẪN

RÀ SOÁT VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI NGOẠI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU RÀ SOÁT

1. Thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật về đối ngoại và hợp tác quốc tế.

2. Rà soát toàn diện hệ thống các văn bản pháp luật về đối ngoại và hợp tác quốc tế trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để có cơ sở đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh và hiệu quả các quy định của Hiến pháp theo yêu cầu của Quyết định 251/QĐ-TTg .

3. Việc rà soát được thực hiện theo hai bước: bước 1, rà soát các văn bản luật, pháp lệnh; bước 2, rà soát các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành theo thẩm quyền, nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG RÀ SOÁT, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi rà soát

Rà soát toàn bộ nội dung các văn bản pháp luật do Bộ, ngành, địa phương chủ trì soạn thảo hoặc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, có nội dung liên quan đến đối ngoại và hợp tác quốc tế, đối chiếu với các quy định có liên quan của Hiến pháp.

2. Đối tượng rà soát

(i) Văn bản luật, pháp lệnh do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo và/ hoặc có nội dung liên quan tới thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ (Nhóm 1)

(ii) Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân chủ trì soạn thảo (Nhóm 2)

có nội dung liên quan đến:

- Công tác đối ngoại nhà nước (quản lý cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; công tác lãnh sự; công tác người Việt Nam ở nước ngoài; lễ tân nhà nước; ưu đãi, miễn trừ; thông tin, báo chí đối ngoại; ngoại giao kinh tế; ngoại giao văn hóa; ngoại giao, lãnh sự);

- Công tác đối ngoại địa phương;

- Hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như pháp luật, nông nghiệp, viện trợ phát triển chính thức, văn hóa, giáo dục ...

3. Thời gian và tiến độ thực hiện

(i) Đối với văn bản Nhóm 1: các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo kết quả rà soát về Bộ Ngoại giao trước ngày 27/02/2015.

(ii) Đối với văn bản Nhóm 2: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo kết quả rà soát về Bộ Ngoại giao trước ngày 15/03/2015.

III. NỘI DUNG, CÁCH THỨC RÀ SOÁT

1. Nội dung rà soát

Căn cứ vào tinh thần, các nguyên tắc cơ bản và những quy định cụ thể của Hiến pháp, các cơ quan thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc đối tượng rà soát theo nhóm nhằm:

- Đánh giá mức độ tương thích về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được rà soát với quy định của Hiến pháp;

- Phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, hạn chế, bất cập của các quy định về công tác đối ngoại nhà nước, công tác đối ngoại địa phương, hợp tác quốc tế tại các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát;

- Phát hiện những khoảng trống pháp lý không bảo đảm thi hành hiệu quả Hiến pháp.

2. Cách thức rà soát

2.1. Xác định và tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát

Các cơ quan/ đơn vị xác định và tập hợp đầy đủ, chính xác các văn bản thuộc trách nhiệm rà soát của mình.

2.2. Tiến hành rà soát

- Nghiên cứu, đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được rà soát với tinh thần, các nguyên tắc cơ bản và các quy định cụ thể của Hiến pháp.

- Kiến nghị các biện pháp xử lý đối với các văn bản có quy định trái với quy định của Hiến pháp theo các hình thức được quy định tại Điều 19 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ;

- Điền các thông tin vào Bảng rà soát theo mẫu trong Phụ lục I kèm theo Hướng dẫn này.

2.3. Lập Phiếu rà soát theo mẫu trong Phụ lục II (trường hợp phát hiện văn bản được rà soát có nội dung trái với quy định của Hiến pháp).

2.4. Lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thể hiện kết quả rà soát theo mẫu trong Phụ lục III, bao gồm:

(i) Danh mục các văn bản được rà soát;

(ii) Danh mục các luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp;

(iii) Danh mục các luật, pháp lệnh có nội dung trái với quy định của Hiến pháp cần dừng thi hành;

(iv) Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nội dung trái với quy định của Hiến pháp cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp;

(v) Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nội dung trái với quy định của Hiến pháp cần dừng thi hành.

2.5. Xây dựng Báo cáo kết quả rà soát

Các cơ quan xây dựng Báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Hiến pháp trên cơ sở kết quả rà soát văn bản đã thực hiện, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Quá trình tổ chức thực hiện;

- Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Hiến pháp: trình bày các kết quả rà soát quan trọng và cung cấp số liệu tổng hợp về:

+ Tổng số văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm rà soát;

+ Tổng số văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp với Hiến pháp;

+ Tổng số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với quy định của Hiến pháp cần phải dừng thi hành.

- Vướng mắc, khó khăn, đề xuất, kiến nghị (nếu có).

2.6. Gửi kết quả rà soát

Hồ sơ kết quả rà soát được gửi đến Bộ Ngoại giao bao gồm:

- Báo cáo kết quả rà soát;

- Bảng rà soát, Phiếu rà soát và các Danh mục văn bản là kết quả rà soát theo mẫu./.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG NỘI DUNG RÀ SOÁT ĐỐI VỚI LUẬT, PHÁP LỆNH VỀ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC QUỐC TẾ

(Nhóm 1)

STT

Quy định Hiến pháp

Quy định của luật, pháp lệnh được rà soát (tên loại văn bản, số, ký hiệu, năm ban hành, điều, khoản...)

Nội dung rà soát

Đề xuất, kiến nghị

Cơ quan chủ trì thực hiện đề xuất, kiến nghị

Các mốc thời gian thực hiện đề xuất, kiến nghị

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

....

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG NỘI DUNG RÀ SOÁT ĐỐI VỚI VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ VỀ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC QUỐC TẾ

(Nhóm 2)

STT

Quy định Hiến pháp

Quy định của VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được rà soát (tên loại văn bản, số, ký hiệu, năm ban hành, điều, khoản...)

Nội dung rà soát

Đề xuất, kiến nghị

Cơ quan chủ trì thực hiện đề xuất, kiến nghị

Các mốc thời gian thực hiện đề xuất, kiến nghị

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

....

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

PHIẾU RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT1

Văn bản được rà soát2:

Người rà soát văn bản:

Cơ quan/đơn vị công tác:

Thời điểm rà soát văn bản (ngày/tháng/năm):

STT

Nội dung rà soát3

Nội dung, quy định của văn bản trái với Hiến pháp

Nội dung, quy định của Hiến pháp được đối chiếu, so sánh

Ý kiến xem xét, đánh giá của người rà soát4

Ý kiến đề xuất xử lý, kiến nghị xử lý5

1

Về thẩm quyền ban hành văn bản

 

 

 

 

2

Về nội dung của văn bản

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT VÀ KIẾN NGHỊ HÌNH THỨC XỬ LÝ

(Cơ quan/đơn vị thực hiện6:……….)

(i) DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT

1.

STT7

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Tên gọi của văn bản/Trích yếu nội dung của văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(ii) DANH MỤC
LUẬT, PHÁP LỆNH CÓ NỘI DUNG VỀ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC QUỐC TẾ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, BÃI BỎ HOẶC BAN HÀNH MỚI BẢO ĐẢM PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP (DỰ KIẾN)

STT8

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản9

Tên gọi của văn bản/ Trích yếu nội dung của văn bản

Kiến nghị (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới)

Nội dung kiến nghị/ Lý do kiến nghị

Cơ quan/ Đơn vị chủ trì soạn thảo

Thời hạn xử lý/ Kiến nghị xử lý; tình hình xây dựng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

....

 

 

 

 

 

 

(iii) DANH MỤC
LUẬT, PHÁP LỆNH CÓ NỘI DUNG VỀ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC QUỐC TẾ TRÁI VỚI HIẾN PHÁP CẦN DỪNG THI HÀNH (DỰ KIẾN)

STT

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Tên gọi của văn bản/Trích yếu nội dung của văn bản

Tên gọi văn bản/Quy định10 trái với Hiến pháp cần dừng thi hành (văn bản, điều, khoản)

Lý do trái với Hiến pháp cần dừng thi hành11

Cơ quan/Đơn vị chủ trì thực hiện kiến nghị

Thời hạn xử lý/kiến nghị xử lý

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(iv) DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ CÓ NỘI DUNG VỀ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC QUỐC TẾ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, BÃI BỎ HOẶC BAN HÀNH MỚI BẢO ĐẢM PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP (DỰ KIẾN)

STT12

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản13

Tên gọi của văn bản/ Trích yếu nội dung của văn bản

Kiến nghị (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới)

Nội dung kiến nghị/ Lý do kiến nghị

Cơ quan/ Đơn vị chủ trì soạn thảo

Thời hạn xử lý/ Kiến nghị xử lý; tình hình xây dựng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

(v) DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ CÓ NỘI DUNG VỀ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC QUỐC TẾ TRÁI VỚI HIẾN PHÁP CẦN DỪNG THI HÀNH (DỰ KIẾN)

STT

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Tên gọi của văn bản/Trích yếu nội dung của văn bản

Tên gọi văn bản/Quy định14 trái với Hiến pháp cần dừng thi hành (văn bản, điều, khoản)

Lý do trái với Hiến pháp cần dừng thi hành15

Cơ quan/ Đơn vị chủ trì thực hiện kiến nghị

Thời hạn xử lý/Kiến nghị xử lý

Ghi chú

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ TRƯỞNG/THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



1 Dựa theo Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật).

2 Ghi rõ tên, số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành văn bản được rà soát.

3 Nội dung rà soát văn bản bao gồm: Rà soát về thẩm quyền ban hành văn bản và rà soát phần nội dung của văn bản được rà soát theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP , hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 09/2013/TT-BTP .

4 Người rà soát cần đánh giá cụ thể về nội dung trái với Hiến pháp của văn bản được rà soát (trái với tinh thần quy định chung, trái với quy định mang tính nguyên tắc hoặc trái với các quy định cụ thể của Hiến pháp.

5 Người rà soát đề xuất về hình thức xử lý, kiến nghị xử lý đối với văn bản được rà soát theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP .

6 Ghi rõ tên cơ quan/đơn vị thực hiện rà soát.

7 Việc sắp xếp các văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 09/2013/TT-BTP .

8 Việc sắp xếp các văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 09/2013/TT-BTP .

9 Trường hợp kiến nghị ban hành mới thì không cần ghi nội dung này.

10 Trích dẫn chính xác quy định trái với Hiến pháp.

11 Ghi rõ lý do văn bản, quy định trái với Hiến pháp (trái với tinh thần chung của Hiến pháp, trái với quy định có tính nguyên tắc của Hiến pháp hoặc trái với quy định cụ thể nào của Hiến pháp), lý do trái với Hiến pháp cần dừng thi hành.

12 Việc sắp xếp các văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 09/2013/TT-BTP .

13 Trường hợp kiến nghị ban hành mới thì không cần ghi nội dung này.

14 Trích dẫn chính xác quy định trái với Hiến pháp.

15 Ghi rõ lý do văn bản, quy định trái với Hiến pháp (trái với tinh thần chung của Hiến pháp, trái với quy định có tính nguyên tắc của Hiến pháp hoặc trái với quy định cụ thể nào của Hiến pháp), lý do trái với Hiến pháp cần dừng thi hành.