BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3790/TCT-DNL | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: | - Công ty TNHH BOT 36.71; |
Tổng cục Thuế nhận được các công văn của Văn phòng Chính phủ (công văn số 9066/VPCP-ĐMDN ngày 20/9/2018 và công văn số 9153/VPCP-ĐMDN ngày 21/9/2018) chuyển đến Tổng cục Thuế đề nghị trả lời các kiến nghị của Công ty TNHH BOT 36.71 và Công ty TNHH Crowe Việt Nam liên quan đến việc xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 (“Nghị định số 20”).
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Điều 2 Nghị định số 20 quy định đối tượng áp dụng Nghị định:
“1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”
- Tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20 quy định về chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
“3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Quy định này không áp dụng đối với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.”
Tổng mức chi phí lãi vay của người nộp thuế được trừ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20 được tính trên tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ, không phân biệt lãi vay phát sinh với bên liên kết hay bên độc lập.
Đối với những vướng mắc phát sinh có liên quan tới quy định xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN được đề cập tại các công văn nêu trên (như thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 20, hay trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA) nhỏ hơn hoặc bằng không (0) v.v.), đây là những nội dung vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Thuế. Do đó, Tổng cục Thuế ghi nhận kiến nghị của các đơn vị để báo cáo Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết và có hướng dẫn chung để cộng đồng doanh nghiệp biết và thực hiện.
Tổng cục Thuế trả lời để đơn vị biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2929/BKHĐT-QLĐT năm 2019 trả lời kiến nghị của doanh nghiệp về sửa đổi Luật đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Công văn 3280/TCT-TTr năm 2018 về tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 579/TCT-TTR năm 2018 áp dụng quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- 5 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- 1 Công văn 2929/BKHĐT-QLĐT năm 2019 trả lời kiến nghị của doanh nghiệp về sửa đổi Luật đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Công văn 3280/TCT-TTr năm 2018 về tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 579/TCT-TTR năm 2018 áp dụng quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết