Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3800/VPCP-QHĐP
V/v chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 5, QH khóa XIV

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng;
- Thanh tra Chính phủ.

Tổng Thư ký Quốc hội có Văn bản số 1693/TTKQH-TH ngày 20 tháng 4 năm 2018 về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 21 tháng 5 năm 2018, bế mạc vào ngày 15 tháng 6 năm 2018). Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng chuẩn bị Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 13 Luật liên quan đến Luật quy hoạch (theo quy trình thông qua tại một kỳ họp) theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 1691/TB-TTKQH ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Tổng Thư ký Quốc hội;

c) Phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Chuẩn bị:

- Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017 và tình hình thực hiện ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.

- Tờ trình của Chính phủ về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

- Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

- Báo cáo của Chính phủ về việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

- Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

b) Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ Phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

a) Chuẩn bị Dự án Luật Cảnh sát biển;

b) Phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quốc phòng (sửa đổi).

4. Bộ trưởng Bộ Công an:

a) Chuẩn bị:

- Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

- Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đặc xá.

b) Phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật an ninh mạng.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp:

a) Phối hợp chuẩn bị Tờ trình về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát các văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chuẩn bị:

- Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

- Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

b) Phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đo đạc và bản đồ.

7. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị:

a) Dự án Luật Chăn nuôi;

b) Dự án Luật Trồng trọt.

8. Bộ trưởng Bộ,Công Thương phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi).

9. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thể dục, thể thao.

10. Bộ trưởng Bộ Y tế chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về kết quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2017 (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu);

11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2017 (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).

12. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị:

a) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục;

b) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học.

13. Tổng Thanh tra Chính phủ:

a) Chuẩn bị Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi);

b) Phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi).

14. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị:

a) Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 do Lãnh đạo Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc;

b) Báo cáo của Chính phủ giải trình và trả lời chất vấn do Lãnh đạo Chính phủ trình bày tại Phiên chất vấn;

c) Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, thứ 3, thứ 4 khóa XIV về chất vấn, trả lời chất vấn và tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu);

d) Báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan ngang bộ, biết, thực hiện (xin gửi kèm bản chụp Văn bản số 1693/TTKQH-TH ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Tổng Thư ký Quốc hội)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- HĐDT và các Ủy ban của QH;
- TTKQH;
- VPQH: các Vụ: TH, HC;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Thư ký các PTTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục KSTTHC;
- Lưu: VT, QHĐP (3b).Th

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

 

THÔNG BÁO

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN BỊ, GỬI TÀI LIỆU
(Ban hành kèm theo Công văn số 3800/VPCP-QHĐP ngày 24 tháng 4 năm 2018 của VPCP)

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chuẩn bị nội dung các Báo cáo, Tờ trình, dự án Luật trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Sau khi các Báo cáo, Tờ trình, dự án Luật được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Quốc hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thay mặt Chính phủ, ký thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đóng dấu Chính phủ, gửi tài liệu như sau:

- Gửi tất cả các nội dung dưới dạng điện tử (trừ các tài liệu mật) đến địa chỉ: Vụ Hành chính, VPQH, email: vanthuVPQH@qh.gov.vn và Trung tâm Tin học, VPQH, email: tinhocVPQH@qh.gov.vn (gửi file điện tử định dạng file word hoặc excel để cập nhật cơ sở dữ liệu); kèm theo 05 bộ tài liệu đầy đủ bằng văn bản giấy của mỗi nội dung để đối chiếu và nộp lưu trữ.

- Gửi văn bản giấy đến Vụ Hành chính, VPQH - Phòng B1.A3, Nhà Quốc hội, Đường Độc lập, quận Ba Đình, Hà Nội (điện thoại: 080.41471-080.41473), bao gồm:

+ Các tài liệu mật: 650 bản;

+ Các tài liệu không mật: Tờ trình, báo cáo của các nội dung được xem xét tại Hội trường và các dự thảo luật, nghị quyết là 720 bản; Báo cáo về kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ trình bày là 1.200 bản; bản tóm tắt trình bày tại Hội trường là 550 bản.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị văn bản trình bày tại Hội trường thực hiện nghiêm túc quy định về thời lượng: tối đa là 15 phút/1 báo cáo, tờ trình (trừ báo cáo về kinh tế - xã hội).

4. Về thời gian gửi tài liệu: Cần được gửi đúng thời hạn theo quy định của pháp luật để bảo đảm đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ ý kiến phát biểu (Danh sách cơ quan chậm gửi tài liệu sẽ tiếp tục được công khai tại Kỳ họp).

5. Cân nhắc, lựa chọn những nội dung thật cần thiết để đóng dấu “Mật” và thể hiện thành tài liệu riêng, nhất là đối với các nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp khi Quốc hội thảo luận (như quyết toán ngân sách nhà nước, giám sát chuyên đề về cổ Phần hóa doanh nghiệp...), tránh tình trạng mỗi nội dung lại có một văn bản riêng gửi đại biểu Quốc hội để lưu ý về thông tin, số liệu cần được bảo mật như tại Kỳ họp thứ 4 vừa qua.